+Aa-
    Zalo

    3 kịch bản có thể diễn ra sau khi ông Trump đơn phương rút khỏi cuộc gặp Triều Tiên

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Việc hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên bị hoãn lại có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong khu vực và trên thế giới.

    Việc hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên bị hoãn lại có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong khu vực và trên thế giới.

    Tổng thống Mỹ Donald Trump và Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đang trải qua những giờ đồng hồ căng thẳng khi phải đối mặt với sức ép từ truyền thông sau một quyết định đột ngột cũng như lên kế hoạch ngoại giao trong thời gian tới về vấn đề vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

    Mọi động thái của hai nước trong những tuần tới mở ra nhiều viễn cảnh khác biệt cho khu vực Đông Bắc Á và biển Thái Bình Dương. Theo các chuyên gia phân tích, sự việc có thể diễn ra theo 3 khả năng sau đây.

    Sự bế tắc kéo dài

    Việc Tổng thống Trump đột ngột hủy bỏ hội nghị thượng đỉnh đã khiến ông nhận rất nhiều chỉ trích về một sai lầm cơ bản: công bố kế hoạch gặp mặt khi Mỹ và Triều Tiên chưa thực sự sẵn sàng.

    Ngay sau khi Lãnh đạo Kim Jong-un cam kết phá hủy kho vũ khí hạt nhân vào ngày 27/4 với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, những bất đồng ngoại giao bỗng trở nên gay gắt. Những tuyên bố gây hấn của các quan chức Bình Nhưỡng về Phó Tổng thống Mike Pence và việc Washington tin tưởng Triều Tiên nên nhượng bộ trước khi đàm phán là xung đột chính giữa hai phía.

    Lãnh đạo Kim Jong-un bắt tay Tổng thống Moon Jae-in trong buổi gặp mặt chính thức đầu tiên giữa hai nước - Ảnh: Bloomberg

    Tuy nhiên, cả hai nhà lãnh đạo đã để ngỏ khả năng sắp xếp lại một hội nghị thượng đỉnh khác. Điều này mang lại cho các nhà ngoại giao thời gian cần thiết xây dựng niềm tin, cải thiện quan hệ và đặt ra những mục tiêu thực tế hơn. Các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc với Triều Tiên là lợi thế về thời gian với ông Trump.

    Phó chủ tịch cấp cao Sean King của Park Strategies LLC, nói với Bloomberg: "Chúng ta nên nhớ chính Triều Tiên đã yêu cầu cuộc họp này và họ còn cần nhiều điều từ Mỹ".

    Xung đột thương mại

    Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã hạ nhiệt khi Tổng thống Trump cần sự giúp đỡ của Chủ tịch Tập Cận Bình để siết chặt lệnh cấm vận với Triều Tiên. Nếu Triều Tiên mở cửa, điều kiện thỏa thuận này không còn tác dụng và Mỹ sẽ tiếp tục nhắm vào các mặt hàng xuất khẩu then chốt của Trung Quốc.

    Hiện nay, nhiều nghị sĩ trong Nhà Trắng thuộc cả hai đảng đều nghi ngờ về sự can thiệp của Trung Quốc vào diễn tiến hội nghị. Điều này có thể thúc đẩy một cuộc chiến thương mại mới gay gắt hơn giữa hai siêu cường.

    Lãnh đạo Kim Jong-un và Chủ tịch Tập Cận Bình - Ảnh: Bloomberg

    Ngoài mức thuế trị giá 150 tỷ USD áp lên hàng hóa Trung Quốc, ông Trump có thể đối xử thô bạo với các ngân hàng quốc doanh lớn của nước này như cách ông đã làm với tập đoàn thiết bị viễn thông ZTE – doanh nghiệp từng đối mặt với cáo buộc vi phạm luật cấm vận Triều Tiên.

    Ông Ryan Hass- người đã chỉ đạo chính sách với Trung Quốc trong Hội đồng Bảo an Mỹ dưới thời ông Obama nói: "Việc hủy bỏ hội nghị thượng đỉnh cho Tổng thống Trump điều kiện thuận lợi hơn khi đàm phán về xung đột thương mại với Bắc Kinh".

    Khả năng xấu nhất: Chiến tranh

    Trong bài phát biểu ngày 24/5, Tổng thống Trump đã cảnh báo Triều Tiên rằng quân đội Mỹ luôn sẵn sàng đáp trả bất cứ hành động liều lĩnh nào. Trong khi Bình Nhưỡng công khai video phá hủy khu vực thử nghiệm vũ khí hạt nhân, nhiều chuyên gia nhận định giờ đây ông Kim không còn bị giới hạn bởi lệnh cấm nào.

    Với tính cách bất thường của ông Trump và sự thay đổi phức tạp của Bình Nhưỡng trong thời gian qua, mọi khả năng xấu nhất đều có thể xảy ra. Bất chấp mọi tính toán cho thấy Triều Tiên đang cần nguồn viện trợ và củng cố kinh tế hơn một cuộc chiến tranh, những sự kiện vừa qua cho thấy các tính toán của truyền thông đã sai lệch hoàn toàn.

    Andrei Lankov, một nhà sử học tại Đại học Kookmin ở Seoul, nhận xét: “Nếu đó là một thủ thuật ngoại giao, nó vẫn có thể đi sai hướng. Tổng thống Trump đang chơi một trò chơi thực sự nguy hiểm và nếu nó không thành công, chiến tranh là điều có thể thấy trước”.

    Thu Phương (Theo Bloomberg)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/3-kich-ban-co-the-dien-ra-sau-khi-ong-trump-don-phuong-rut-khoi-cuoc-gap-trieu-tien-a230796.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan