+Aa-
    Zalo

    Bà Hứa Thị Phấn tố bị cựu Chủ tịch Oceanbank Hà Văn Thắm đe dọa

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trong phiên xét xử Cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank Hà Văn Thắm cùng đồng phạm, đại diện nhóm bà Hứa Thị Phấn khẳng định: “Việc mua bán diễn ra một cách rất nhanh gọn và thật

    Trong phiên xét xử cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank Hà Văn Thắm cùng đồng phạm, đại diện nhóm bà Hứa Thị Phấn khẳng định: “Việc mua bán diễn ra một cách rất nhanh gọn và thật khó tưởng tượng. Lý do vì bà Phấn bị anh Thắm đe dọa. Lúc đó bà Phấn đã hơn 70 tuổi và rất ngại liên quan đến pháp luật nên đành phải vận động con cháu bán hết cổ phiếu Ngân hàng Đại Tín”.

    Theo báo An ninh thủ đô, sáng 1/3, phiên xét xử Hà Văn Thắm cùng đồng phạm bước sang ngày làm việc thứ ba với phần thẩm vấn làm rõ hành vi vi phạm quy định về cho vay. Trong đó, trọng tâm là việc nhóm cổ đông chính tại Ngân hàng Đại Tín đã thế chấp tài sản như thế nào…

    Tại phần thẩm vấn nhằm làm rõ hành vi vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (hành vi Oceanbank giải ngân cho Phạm Công Danh – Chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh vay 500 tỷ đồng trái pháp luật), bà Ngô Kim Lan - đại diện theo ủy quyền của nhóm bà Hứa Thị Phấn (cổ đông lớn tại Ngân hàng Đại Tín) trình bày, ngày 23-2-2012, Hà Văn Thắm ký hợp đồng kinh tế mua lại gần 85% cổ phần tại Ngân hàng Đại Tín với nhóm bà Phấn.

    “Việc mua bán ngân hàng này diễn ra một cách rất nhanh gọn và thật khó tưởng tượng. Lý do vì bà Phấn bị anh Thắm đe dọa. Lúc đó bà Phấn đã hơn 70 tuổi và rất ngại liên quan đến pháp luật nên đành phải vận động con cháu bán hết cổ phiếu Ngân hàng Đại Tín” – đại diện nhóm bà Phấn khẳng định.

    Hà Văn Thắm trả lời thẩm vấn sáng nay - Ảnh: Vietnamnet

    Cũng theo bà Lan, ngay sau kí kết hợp đồng, cựu Chủ tịch Oceanbank ôm hết cổ phiếu bay ngay ra Hà Nội và để lại nhân viên vào tiếp quản Ngân hàng Đại Tín. Sau đó, đến tháng 4/2012, có nhiều đối tác khác muốn mua lại Đại Tín nên bà Phấn xin lại Thắm cổ phần nhưng không được, đồng thời cựu Chủ tịch Oceanbank có có những lời lẽ không tốt đối với nhóm bà Phấn.

    Liên quan đến vụ việc, thông tin thêm trên báo Infonet, tại tòa, bị cáo Hà Văn Thắm trả lời câu hỏi của Chủ tọa: “Bà Phấn nghĩ rằng bị đe dọa thì bị cáo không ý kiến gì, nhưng bị cáo có phân tích cho bà Phấn hiểu về thực trạng của ngân hàng để bà Phấn tự quyết định, còn về khoản thế chấp đối với khoản vay 500 tỷ của Công ty Trung Dung tại OceanBank, bị cáo không hề thuyết phục chứ chưa nói gì đến chuyện ép buộc”.

    Trong khi đó, Phạm Công Danh cho biết sự thật là giai đoạn đó nếu không có 500 tỷ đồng của OceanBank cho Trung Dung vay thì ông đã không làm ngân hàng. Nhưng bản thân ông Danh đã bỏ ra hơn 1000 tỷ để hỗ trợ thanh khoản cho ngân hàng Đại Tín. Nếu không, NH Đại Tín không có khả năng chi trả cho khách hàng.

    “Nếu không có 500 tỷ đồng đó, tôi đã không thể làm gì với ngân hàng”, Phạm Công Danh nói, “lúc đó tôi không hề biết tình trạng ngân hàng xấu đến vậy, không ai nói với tôi về thực trạng của NH Đại Tín. Bà Phấn trực tiếp chủ động đặt vấn đề đưa tài sản vào thế chấp nhằm mục đích hỗ trợ thanh khoản cho khách hàng của Đại Tín; nếu mất thanh khoản thì nhóm bà Phấn sẽ phải chịu trách nhiệm. Thực tế bà Phấn không đại diện pháp nhân nhưng là chủ thực sự của ngân hàng Đại Tín”.  

    Báo Tuổi trẻ trích dẫn cáo trạng thể hiện, Hà Văn Thắm với vai trò là chủ tịch HĐQT Oceanbank đã chỉ đạo và cùng nguyên phó tổng giám đốc Nguyễn Văn Hoàn giải quyết cho ông Phạm Công Danh (nguyên chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng - VNCB) vay vốn thông qua công ty Trung Dung.

    Việc cho vay này không đảm bảo điều kiện vay vốn, không có tài sản đảm bảo, khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, trái với quy định của Ngân hàng nhà nước về quy chế cho vay và quy trình thủ tục, gây thiệt hại cho Oceanbank gần 350 tỉ đồng.

    Hà Văn Thắm đã đề ra chủ trương thu thêm lãi suất vay tín dụng và chênh lệch tỉ giá dưới hình thức “thu phí” của khách hàng thông qua công ty BSC trái quy định của Ngân hàng Nhà nước.

    Chủ trương này đã được Hà Văn Thắm và Nguyễn Xuân Sơn chỉ đạo cho Nguyễn Văn Hoàn, Nguyễn Minh Thu… triển khai thực hiện, gây thiệt hại cho Oceanbank và khách hàng hơn 68 tỉ đồng.

    Cơ quan tố tụng cũng đã làm rõ hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng của nhóm bị can là lãnh đạo Oceanbank.

    Cụ thể, từ năm 2010, các bị can Thắm và Sơn đã bàn bạc, thống nhất đưa ra chủ trương chi lãi suất huy động vốn ngoài hợp đồng cho các khách hàng trên toàn bộ hệ thống của Oceanbank .

    Từ chỉ đạo của hai bị can Thắm và Sơn, các bị can Nguyễn Minh Thu, Lê Thị Thu Thủy và Nguyễn Minh Phương đã chỉ đạo các khối ban nghiệp vụ thuộc Hội sở Oceanbank thực hiện chi lãi ngoài hợp đồng huy động vốn, gây thiệt hại cho Oceanbank gần 1.600 tỉ đồng.

    Đối với 34 bị can nguyên là giám đốc chi nhánh, phòng giao dịch, đã tiếp nhận chủ trương từ lãnh đạo Oceanbank để thực hiện chi tiền ngoài lãi suất huy động cho khách hàng, vi phạm quy định của Ngân hàng nhà nước về trần lãi suất huy động gây thiệt hại cho Oceanbank.

    Hành vi của các bị cáo trong vụ án này đã gây thiệt hại cho Oceanbank tổng số tiền là gần 2.000 tỉ đồng. 

    Tổng hợp

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ba-hua-thi-phan-to-bi-cuu-chu-tich-oceanbank-ha-van-tham-de-doa-a182583.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan