+Aa-
    Zalo

    Bấm huyệt nội khí công chấm dứt bệnh mất ngủ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Thống kê cho thấy, sự lo lắng và căng thẳng đã làm nặng nề đến giấc ngủ. Thậm chí nhiều người đã bị cướp trắng giấc ngủ.

    Thống kê cho thấy, sự lo lắng và căng thẳng đã làm nặng nề đến giấc ngủ. Thậm chí nhiều người đã bị cướp trắng giấc ngủ. Thậm tệ hơn, thiếu ngủ làm giảm trí nhớ, giảm khả năng phản ứng, làm việc kém tập trung, thiếu kiên nhẫn với mọi người và thiếu linh hoạt trong các mối quan hệ xã giao, đặc biệt nó còn là “nhân” dẫn tới đột qụy, béo phì, trầm cảm và là kẻ thù số 1 của bệnh tim và ung thư.

    Mất ngủ (insomnia) hay khó ngủ (sleeping dificulties) là một dạng rối loạn giấc ngủ, khiến người bệnh rơi vào tình trạng không thể đi vào giấc ngủ, giấc ngủ chập chờn khó duy trì hoặc ngủ dậy vẫn cảm thấy mệt.

    Mất ngủ và những tác nhân của bách bệnh (tim mạch, ung thư,...)

    Mất ngủ tưởng chừng không nguy hiểm nhưng lại gậm nhấm bào mòn thể lực và thần kinh âm thầm, dai dẳng, có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Ban đầu mất ngủ chỉ gây ra những biểu hiện tâm thần như trầm cảm, mỏi rã toàn thân, đau nhức xương cơ, cảm xúc ức chế, rối loạn hành vi, cáu gắt vô cớ lâu dần hình thành các chứng khủng khoảng tâm lý, lo âu, sợ hãi.

    Lương y Đinh Xuân Hoàng bắt mạch khám bệnh tại phòng khám đông y Hoàng Nam

    Nhưng mối hiểm thực sự chạm đến mức cảnh báo khi mất ngủ kéo dài khiến cho người bệnh rơi vào hoảng loạn, dễ biến chứng thành các bệnh thực thể với nguy cơ huyết áp tăng cao do sự kích thích nội tiết tố căng thẳng mà khi huyết áp tăng đồng nghĩa với việc tạo thêm áp lực cho tim cộng với hệ thần kinh giao cảm hoạt động nhiều hơn, mạch máu co lại, dẫn đến các chứng bệnh tim mạch, đột quỵ. Sự mất cân bằng của glucose (dù tăng hay giảm) cũng gây ra thiếu ngủ. Nếu cùng với điều này, xuất hiện thêm các biểu hiện như khô miệng, khát nước, ngứa và mẩn đỏ, huyết áp tăng,… thì bạn cần đến bác sĩ đa khoa hay một bác sĩ nội tiết để tư vấn về bệnh tiểu đường. Thậm chí một nghiên cứu tại Trường Harvard (Mỹ) cho kết quả, những ai ngủ ít hơn 6 tiếng/đêm có nguy cơ phát triển khối u đại trực tràng dẫn đến ung thư ruột kết.

    Như vậy một giấc ngủ sâu và ngon lành sẽ “cứu” cho chúng ta tránh được nhiều phiền toái về sức khỏe.

    Lấy lại giấc ngủ cho đêm không còn dài

    Lý luận của y học cổ truyền cho rằng mất ngủ có gốc ở âm huyết. Mọi nguyên nhân dẫn đến âm huyết hao tổn, âm tinh không đủ để nuôi dưỡng lên tâm não đều có thể gây mất ngủ hoặc gây rối loạn giấc ngủ. Hải Thượng Lãn Ông cho rằng mất ngủ là do âm huyết thiếu, ba tạng tâm, can, tỳ đều bị tổn thương. Do vậy để phòng bệnh mất ngủ, cần phải bồi bổ âm huyết, điều dưỡng cho ba tạng tâm, can và tỳ. Việc tác động vào một số huyệt đạo như bách hội, tam âm giao, nội quan… có thể là “cứu độ” giúp ngủ được, ngủ ngon hơn.

    Mr Ben 45 tuổi người Canada - Giám đốc 1 dự án Mertro tại Việt Nam, nở nụ cười rạng rỡ bên Lương y Đinh Xuân Hoàng khi lấy lại được sinh khí từ giấc ngủ

    Theo ông Đinh Xuân Hoàng - Giám đốc Phòng khám Đông y Hoàng Nam thì tại phòng khám đang được ông và các cộng sự điều trị bệnh mất ngủ bằng Phương pháp bấm huyệt và châm cứu cho hàng trăm người mỗi tháng ngủ được và ngủ ngon bởi vì với phương pháp bấm huyệt nội khí công sẽ giải thoát khí ứ tiêu cực tích đọng gây cản trở tới hoạt động bình thường của thần kinh.

    Ông còn chỉ cho các bệnh nhân cách tự day ấn thường xuyên các huyệt tam âm giao (Ở lồi cao mắt cá, sát bờ sau xương chày), huyệt nội quan (Ở chính giữa lằn chỉ cổ tay phía trong đo lên hai thốn), ấn đường (Ở trung điểm đầu trong cung lông mày) mỗi ngày một đến hai lần để phòng trị mất ngủ. Cách này hiệu quả cao mà không gây hại. Ngoài ra cần dùng thuốc bổ dưỡng âm huyết, hạn chế thức ăn mặn, khô, nóng không có lợi cho âm huyết, kiêng chất kích thích như cà phê, cocacola, trà đậm, thuốc lá, rượu bia… Nên ăn nhẹ nhàng không ăn no và đi bộ vận động nhẹ nhàng, để cho đầu óc thảnh thơi, thư thái trước khi đi ngủ.

    Để giúp cho người bệnh có được giấc ngủ và ngủ ngon dần, người bệnh có thể gọi về số ĐT: 0916 992 986 để được tư vấn nhiều hơn.

    PV

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bam-huyet-noi-khi-cong-cham-dut-benh-mat-ngu-a166050.html
    Tử vong khi đi bấm huyệt tại Thái Bình

    Tử vong khi đi bấm huyệt tại Thái Bình

    (ĐSPL)- Công an TP. Thái Bình ngày 25/7 cho biết, đang điều tra làm rõ trường hợp ông Văn L (58 tuổi) trú tại Tây Sơn, Vũ Chính, Thái Bình đã tử vong khi đi bấm huyệt.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Tử vong khi đi bấm huyệt tại Thái Bình

    Tử vong khi đi bấm huyệt tại Thái Bình

    (ĐSPL)- Công an TP. Thái Bình ngày 25/7 cho biết, đang điều tra làm rõ trường hợp ông Văn L (58 tuổi) trú tại Tây Sơn, Vũ Chính, Thái Bình đã tử vong khi đi bấm huyệt.