+Aa-
    Zalo

    Bầu trời sắp xuất hiện nhật thực kỳ lạ, trăng khuyết lờ mờ "ăn" Sao Hỏa ngay buổi bình minh

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sự kiện từng được cho là huyền bí – tức mặt trăng lưỡi liềm "ăn" mất một phần Sao Hỏa - sẽ diễn ra vào ngày 18/2 sắp tới, theo giờ GMT.

    Sự kiện từng được cho là huyền bí – tức mặt trăng lưỡi liềm "ăn" mất một phần Sao Hỏa - sẽ diễn ra vào ngày 18/2 sắp tới, theo giờ GMT.

    Một kiểu "nhật thực" kỳ lạ trong đó mặt trăng không "ăn" mặt trời mà "ăn"… Sao Hỏa là một trong vô số hiện tượng lạ thống trị bầu trời trong tháng 2 này.

    Theo đó, có một sự kiện từng được cho là huyền bí – tức mặt trăng lưỡi liềm "ăn" mất một phần Sao Hỏa - sẽ diễn ra vào ngày 18/2 sắp tới, theo giờ GMT. Tuy nhiên, chỉ những người đang sinh sống tại khu vực Bắc Mỹ  mới quan sát được sự việc kỳ lạ này.

    Hiện tượng này xảy ra khi mặt trăng đi ngang mặt Sao Hỏa khi dần lặn. Trên đường đi, có lúc nó đã nằm trùng lên hình dáng của Sao Hỏa, khiến hành tinh đỏ chói này biến mất trên bầu trời đêm. Hiện tượng này sẽ tiếp tục diễn ra vài ngày sau đó.

    Ở một số nơi trên đất Mỹ, múi giờ thậm chí cho phép người dân nhìn thấy một "mặt trăng ban ngày", tức trăng khuyết lờ mờ "ăn" Sao Hỏa ngay buổi bình minh.

    Ảnh đồ họa mô tả "nhật thực Sao Hỏa". Ảnh: Starry Night

    Do khoảng cách giữa mặt trăng và các hành tinh có thể nhìn bằng mắt thường từ trái đất, đôi khi mặt trăng có thể chắn ngang tầm nhìn từ trái đất tới các hành tinh, gây ra hiện tượng lạ nói trên. Dù nhỏ bé hơn rất nhiều nhưng do khoảng cách gần, mặt trăng dễ dàng "nuốt gọn" thiên thể mà nó che lấp.

    Năm 2020 cũng hứa hẹn nhiều sự kiện thiên văn cực hiếm khác mà những người yêu thích việc quan sát bầu trời không nên bỏ qua.

    Điển hình là:

    Trăng xanh đêm Halloween

    Năm 2020, hiện tượng trăng xanh sẽ rơi đúng vào đêm Halloween (31/10). Trăng xanh là tên gọi đặt cho hiện tượng 2 lần trăng rằm trong một tháng dương lịch.

    Do một chu kỳ Mặt trăng từ trăng khuyết đến trăng tròn là khoảng 29,53 ngày nên chỉ khi trăng tròn đầu tiên rơi vào ngày 1 hoặc ngày 2 của tháng dương lịch thì đợt trăng tròn tiếp theo sẽ rơi vào ngày 30, 31 cùng tháng.

    Thông thường, mất khoảng 2 đến 3 năm trăng xanh sẽ diễn ra một lần và nếu rơi đúng vào đêm Halloween thì còn hiếm xảy ra hơn. Theo tính toán, đến năm 2039, trăng xanh mới lại xảy ra vào đêm Halloween.

    Mưa sao băng và nhật thực toàn phần cùng ngày

    Ngay những ngày đầu năm 2020, người yêu thiên văn đã có cơ hội chiêm ngưỡng mưa sao băng Quadratids - trận mưa sao băng trên mức trung bình với tần suất ở thời điểm cực đại khoảng 40 vệt sao băng mỗi giờ.

    Tiếp đó, mưa sao băng Perseids diễn ra trong khoảng ngày 17/7 đến 24/8, đạt cực đại đêm 12, rạng sáng ngày 13/8 với tần suất có thể đạt 60-80 vệt sao băng một giờ. Trận mưa sao băng này nổi tiếng với những dải băng sáng và đẹp.

    Sao Mộc tiến gần sao Thổ

    Bầu trời mùa hè năm 2020 sẽ có "điểm nhấn" là sao Mộc và sao Thổ - 2 hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời chiếu sáng cạnh nhau. Giữa tháng 7 là khoảng thời gian tốt nhất để quan sát 2 hành tinh này, có thể có hoặc không cần dùng tới kính thiên văn bởi vị trí trong quỹ đạo của chúng gần Trái đất nhất, khiến cho sao Thổ và sao Mộc sáng hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong năm.

    Tuy nhiên, đỉnh cao của sự hội tụ này diễn ra vào 21/12, khi 2 hành tinh chỉ cách nhau 7 phút cung trên bầu trời. Người yêu thiên văn có thể hướng về phía Tây ngay sau khi Mặt trời lặn để quan sát lần giao hội hành tinh ấn tượng và hiếm có này. Lần gần nhất diễn ra hiện tượng này cách đây 20 năm, vào năm 2000.

    Vũ Đậu (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bau-troi-sap-xuat-hien-nhat-thuc-ky-la-trang-khuyet-lo-mo-an-sao-hoa-ngay-buoi-binh-minh-a310257.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan