+Aa-
    Zalo

    Bệnh 'thành tích' trong giáo dục bao giờ mới chữa 'dứt điểm'?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐS&PL) Như chúng ta đã biết, bệnh thành tích trong giáo dục, đào đã tạo ra chất lượng giáo dục ảo, khiến cho người dân và xã hội không thể nhìn nhận được chính xác chất

    (ĐS&PL) Như chúng ta đã biết, bệnh thành tích trong giáo dục, đào đã tạo ra chất lượng giáo dục ảo, khiến cho người dân và xã hội không thể nhìn nhận được chính xác chất lượng của các cơ sở giáo dục.

    Biểu hiện của bệnh thành tích trong giáo dục có thể dễ dàng cảm nhận được. Đó là sự thiếu trung thực trong học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, thi và kiểm tra đánh giá xếp loại; nể nang, thiếu dân chủ trong bình chọn, xếp loại thi đua, khen thưởng; cào bằng, dễ dãi trong suy tôn; che dấu hạn chế, yếu kém; áp đặt chỉ tiêu quá cao so với khả năng thực tế; thương mại hóa giáo dục dưới nhiều hình thức; tổ chức trao thưởng, các hình thức tôn vinh, các hội nghị, hội thi, gặp gỡ tri ân mang tính phô trương, hình thức, lãng phí làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, uy tín của Ngành và sự công bằng trong giáo dục...

    Làm thì dở báo cáo thì hay; Ảnh minh họa

    Tác hại của nó là nguy cơ kéo giáo dục tụt hậu, không đáp ứng được yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài; làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào giáo dục và làm giảm sút vị thế của người thầy trong xã hội.

    Đồng thời, bệnh thành tích đã tạo sự bất bình đẳng trong giáo dục. Và quan trọng hơn, bệnh thành tích là căn nguyên của nhiều "loại bệnh" khác trong giáo dục làm cho nhiều giá trị trở nên lệch lạc...

    Bệnh thành tích lộ rõ hơn sau cơn “địa chấn” gian lận điểm thi năm 2018 sau chín tháng điều tra đã lật tẩy ra những con số gây sốc cho xã hội: 347 bài thi bị can thiệp điểm được phát hiện ở Hà Giang, Sơn La và nhiều bài thi ở Hòa Bình bị nâng điểm dẫn tới 16 cán bộ có liên quan bị khởi tố.

    Ngày 31/5/2019, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã chính thức "nhận trách nhiệm, thiếu sót" để xảy ra gian lận thi cử năm 2018 tại một số địa phương.

    Ngay sau đó, một số Đại biểu Quốc hội và đông đảo dư luận đã có ý kiến: "ĐỀ NGHỊ BỘ TRƯỞNG NHẠ KHÔNG NHẬN TRÁCH NHIỆM CHUNG CHUNG..."

    Đáng lưu ý, là ý kiến của Đại biểu Thái Trường Giang (Đoàn Cà Mau), người đứng đầu ngành Giáo dục đã "né tránh" đề cập đến căn bệnh khó chữa nhất trong ngành giáo dục là bệnh "thành tích".

    “Bệnh thành tích trong giáo dục là bệnh trầm kha, nó liên quan đến các bệnh thành tích khác nhưng Bộ trưởng không đề cập đến vấn đề này. Tôi đề nghị bộ trưởng có thái độ dứt khoát để chấn hưng giáo dục nước nhà chứ không chỉ nhận trách nhiệm chung chung như bộ trưởng nói…”, Đại biểu Thái Trường Giang đã nhấn mạnh.

    Với những gì đang diễn ra trong thời gian gần đây khiến chúng ta không khỏi lo lắng: Chất lượng giáo dục không thực chất và bệnh thành tích trong giáo dục không những không giảm mà còn có chiều hướng gia tăng.

    Thật đáng suy ngẫm trước phát biểu của một chuyên gia giáo dục rằng: "Bệnh thành tích giáo dục khiến thầy không ra thầy, trò không ra trò" và "Ít nhất một nửa giáo viên hiện nay không muốn làm nghề dạy học. Họ hối hận với lựa chọn nghề giáo vì không vượt qua được cú sốc thực tế của giáo dục"...

    Quyết Tuấn/ Sức Khỏe 365

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/benh-thanh-tich-trong-giao-duc-bao-gio-moi-chua-dut-diem-a278062.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.