+Aa-
    Zalo

    Bị CSGT mời lên làm việc, người dân có quyền từ chối?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Theo luật sư, việc cảnh sát giao thông (CSGT) mời công dân lên làm việc đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, khi nhận được giấy mời, công dân có thể đến hoặc khô

    Theo luật sư, việc cảnh sát giao thông (CSGT) mời công dân lên làm việc đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, khi nhận được giấy mời, công dân có thể đến hoặc không đến làm việc...

    Ngày 19/10, trao đổi trên báo chí, lãnh đạo phòng CSGT đường bộ - đường sắt Đồng Nai cho biết, đã ký giấy mời khoảng 20 tài xế lên làm việc liên quan đến đảm bảo an toàn giao thông qua khu vực trạm thu phí BOT tuyến tránh Biên Hòa.

    Theo lãnh đạo phòng CSGT đường bộ - đường sắt Đồng Nai, mục đích của buổi làm việc chủ yếu tuyên truyền, giải thích đúng, sai để tài xế rút kinh nghiệm trong các vấn đề liên quan, đảm bảo an toàn giao thông qua khu vực trạm.

    Trước đó, một số tài xế sử dụng tiền lẻ qua trạm thu phí BOT tuyến tránh Biên Hòa nhận được giấy mời của CSGT Đồng Nai lên làm việc vào ngày 25/10 liên quan đến hàng loạt sự cố kẹt xe, tê liệt Quốc lộ 1 thời gian qua.

    Tài xế trả tiền lẻ qua BOT Biên Hòa

    Nội dung ghi rõ: "Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông, lực lượng CSGT Đồng Nai phát hiện ôtô... có hành vi gây cản trở giao thông tại trạm thu phí Quốc lộ 1A qua địa phận huyện Trảng Bom".

    Theo các tài xế, đây là lần hai họ được công an mời làm việc sau khi đưa tiền lẻ phản đối trạm BOT. Ở lần trước đó nửa tháng, họ không đến do lịch mời quá cận nên không thu xếp công việc được.

    Nhiều độc giả bày tỏ thắc mắc liệu việc CSGT mời người dân lên làm việc có đúng chức năng, nhiệm vụ?

    Liên quan đến vấn đề này, Luật sư Lê Văn Kiên – Trưởng văn phòng Luật sư Ánh sáng Công lý (Đoàn luật sư TP Hà Nội) nhận định, việc cảnh sát giao thông gửi giấy mời cho công dân nói chung và lái xe nói riêng lên làm việc là hoàn toàn không có gì sai và đúng chức năng nhiệm vụ của mình. Bởi lẽ họ cũng cần phải xác minh làm rõ hành vi của những người này (hành vi dùng tiền lẻ thanh toán qua trạm BOT) có vi phạm các quy định của Luật giao thông đường bộ hay không.

    Luật sư Lê Văn Kiên – Trưởng văn phòng Luật sư Ánh sáng Công lý (Đoàn luật sư TP Hà Nội)

    Cũng theo luật sư Kiên, khi nhận được Giấy mời thì công dân có thể đến hoặc không đến làm việc mà không bị xử lý bất cứ trách nhiệm gì. Bởi lẽ thông thường khi được mời thì có thể đi boặc không đi là quyền của người được mời. Hơn nữa, trong các quy định của pháp luật hiện hành thì không có bất cứ quy định nào bộc công dân phải thực hiện theo giấy mời của cơ quan công an nói chung và cảnh sát giao thông nói riêng và kèm theo đó không có bất cứ chế tài nào xử lý người không đến làm việc theo giấy mời của các cơ quan này.

    "Tuy nhiên, theo quan điểm của cá nhân tôi thì khi nhận được Giấy mời của Cơ quan công an để đến làm việc thì công dân nên đến để phối hợp làm việc để làm rõ các vấn đề liên quan". - luật sư Kiên nói.

    Luật sư Kiên cho biết thêm, khi đến làm việc, công dân cần bình tĩnh trả lời các câu hỏi của cảnh sát, đồng thời họ phải xác định rõ, công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, chỗ ở, danh dự, nhân phẩm và được quyền tự do đi lại khi họ chưa bị coi là người có tội. Trong trường hợp cần thiết họ nên tham vấn sự tư vấn pháp luật, của các luật sư để bảo vệ tốt nhất quyền lợi hợp pháp của mình.

    Tiểu Phương (ghi)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bi-csgt-moi-len-lam-viec-nguoi-dan-co-quyen-tu-choi-a205945.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan