+Aa-
    Zalo

    Bó tay trước lời bài hát "Anh chưa có cơ hội bỏ em vào nồi"

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Ca khúc có giai điệu vui tươi, bắt tai nhưng phần ca từ lại hoàn toàn khiến người nghe khó tiếp nhận, không biết phải hiểu như thế nào mới đúng.

    (ĐSPL) - Ca khúc có giai điệu vui tươi, bắt tai nhưng phần ca từ lại hoàn toàn khiến người nghe khó tiếp nhận, không biết phải hiểu như thế nào mới đúng.

    Bên cạnh những bài hát có ca từ mang tính nghệ thuật và ẩn chứa nhiều ý nghĩa nhân văn thì nhạc Việt ngày càng xuất hiện nhiều bài hát có ca từ lạ, gây sốc, khiến người nghe không thể hiểu nổi nội dung bài hát muốn truyền tải điều gì, hay thậm chí có những ca từ không hề phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.

    Đơn cử như bài hát "Thỏ con chiên bánh" do Kalentine và Phoebe Bảo Ngọc trình bày, đây được cho là bài hát được sáng tác ca từ dựa trên bài "Hikari" của ca sĩ Se7en, Hàn Quốc.

    Không nói tới chuyện ca khúc đã được cho phép sử dụng phần giai điệu hay chưa, nhưng những ca từ Việt của nó cũng rất khó mà khiến người nghe hài lòng với kiểu ngôn ngữ nói được bê nguyên vào một tác phẩm âm nhạc, và xếp vần như một...bài thơ con cóc: "Hai đứa trẻ nhỏ tung tăng trên cánh đồng cỏ, cưỡi hai chú bò đi lang thang khắp xó..."

    Bó tay trước lời bài hát

    Ca khúc "Thỏ con chiên bánh" chỉ mang tính chất giải trí?

    Đó mới là đoạn đầu, cho tới khi người nghe phải tá hỏa với kiểu tỏ tình, yêu đương có một không hai của nhân vật trong bài hát, " Có 1 điều mà anh đã từng nói với em…Anh có 1 sở thích kì lạ là ăn thịt thỏ…Á! Nhưng mà anh chưa có cơ hội bỏ em vào nồi …Là tại vì anh đã lỡ yêu em mất rồi…"

    Cả bài hát chỉ là những lời hát tương tự như vậy, một chút ý nghĩa cũng không thể hiện được. Và điều đáng buồn là đây không phải là trường hợp duy nhất trong nền nhạc Việt đang hết sức đa dạng, phong phú về thể loại hiện nay.

    Vấn đề này cũng được nhiều chuyên gia, nhà phê bình đưa ra bàn luận tại cuộc hội thảo bàn sâu về đạo đức xã hội trong văn học, nghệ thuật diễn ra tại TP.HCM từ ngày 11 đến 12/11.

    PGS.TS Trần Luân Kim đưa ra lời nhận định trên báo Vietnamnet: "Sự tự do tùy tiện, cùng trình độ nhận thức non kém, đã đẻ ra những sản phẩm âm nhạc gây hại mỹ cảm, hủy hoại đạo đức, thuần phong mỹ tục khó lường".

    Đối phó với tình trạng này, nhạc sĩ Nguyễn Thị Minh Châu cho rằng mỗi người cần phải thay đổi từ chính bản thân, nếu ai cũng có những lời hay ý đẹp thì từ đó cả cộng đồng với trở thành một "môi trường sạch đẹp" được.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-tay-truoc-loi-bai-hat-anh-chua-co-co-hoi-bo-em-vao-noi-a68764.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan