+Aa-
    Zalo

    Cách xử lý thức ăn thừa không gây ung thư các mẹ nhất định phải biết

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Khi dùng lại thức ăn thừa mà lưu trữ không đúng cách có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật.

    Khi dùng lại thức ăn thừa mà lưu trữ không đúng cách có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật. 

    Theo các chuyên gia, thức ăn đã nấu chín chỉ an toàn 2 giờ sau khi nấu và dễ hư hỏng ở nhiệt độ từ 4-60 độ C. Sau khoảng thời gian này, bảo quản nóng hay lạnh không đúng cách đều tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Một số loại thực phẩm sau khi hâm nóng lại sẽ mất hết giá trị dinh dưỡng, mùi vị, màu sắc bị biến đổi, thậm chí trong nhiều trường hợp còn có thể sinh ra các chất độc hại.

    Nếu bảo quản và hâm nóng thức ăn thừa trong tủ lạnh không đúng cách sẽ gây nguy hại đến sức khỏe. Ảnh minh họa

    Các chuyên gia cũng cho rằng, thức ăn thừa được lưu trữ không đúng cách khi ăn vào có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật. Tuy nhiên, thức ăn thừa không phải là tuyệt đối không ăn lại được mà chỉ cần chú ý đến cách bảo quản.

    Những mẹo dưới đây sẽ cung cấp cho bạn cách bảo quản và sử dụng lại như món mới từ thức ăn thừa tốt nhất.

    Thức ăn, cơm thừa tốt nhất nên bảo quản trong hộp thủy tinh

    Đồ ăn thừa để qua đêm cũng không phải là thứ gì ghê gớm cả, chỉ cần không để quá lâu, số lần dùng lại không quá nhiều. Muối nitrat và muối nitrite trong thực phẩm đối với sự nguy hại cho cơ thể người là cực kỳ ít.

    Không khí có thể làm cho thức ăn thừa hư hỏng nhanh hơn, nhưng việc sử dụng nắp an toàn hoặc túi ziplock, hộp thủy tinh sẽ giữ thực phẩm tươi lâu hơn. Tách thức ăn thừa vào hộp túi nhỏ đủ cho mỗi lần ăn sẽ an toàn hơn khi hâm lại vì hầu hết thức ăn chỉ nên được hâm nóng một lần.

    Thức ăn thừa phải để nguội trước khi cho vào tủ lạnh

    Sau khi thức ăn thừa đã nguội hãy dùng màng bảo quản thực phẩm hoặc hộp chuyên dụng đậy kín và cho ngay vào tủ lạnh. Lưu ý phải để thức ăn thật nguội rồi mới được cho vào tủ lạnh vì khi thức ăn còn nóng đột ngột cho vào môi trường nhiệt độ thấp, sẽ bị ngưng tụ hơi nước, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm mốc. Thức ăn thừa khác nhau cần phải bỏ riêng để tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn.

    Thức ăn khác nhau thì cách hâm nóng cũng khác nhau

    Những loại cá, tôm, cua ốc tuy được bảo quản trong nhiệt độ thấp thì vi khuẩn vẫn hoạt động vì thế rất dễ biến chất. Cho nên khi hâm nóng tốt nhất cho thêm chút rượu, gừng hành hoặc tỏi sẽ làm cho thực phẩm thêm vị thơm ngon và có tác dụng diệt vi khuân nhất định, sẽ tốt hơn cho dạ dày của bạn.

    Đối với các món thịt, tuy không dễ sản sinh ra nitric và chất gây ung thư khác như hải sản và rau củ, nhưng khi hâm nóng nhất định phải đun ít nhất từ 10 phút trở lên, hoặc cho vào lò vi sóng quay trên 1 phút. Khi hâm nóng, nên cho thêm một chút giấm vào để giữ không làm mất khoáng chất. Những chất này khi gặp giấm sẽ tổng hợp tạo ra calcium acetate, có lợi cho việc hấp thụ

    Cơm và các thực phẩm từ nông sản tốt nhất nên ăn hết vào ngày hôm sau. Bởi vì đây là nhóm thực phẩm giàu tinh bột rất dễ bị nhiễm tụ cầu khuẩn và aflatoxin, đây đều là các chất độc hại không thể loại bỏ được ở môi trường nhiệt độ cao, Do vậy, nếu như sau 2 ngày bạn chưa ăn hết thì tốt nhất hãy bỏ đi.

    Không nên chất quá nhiều thức ăn vào tủ lạnh

    Nếu tủ lạnh chứa quá nhiều đồ ăn, thực phẩm khiến cho thức ăn của bạn không đủ nhiệt, đủ độ mát, khi đó thức ăn sẽ nhanh chóng bị hỏng hơn.

    Những thức ăn thừa khi để trong tủ lạnh thích hợp nhất là ở nhiệt độ 1.7 đến 4.4 độ C, lâu lâu nên kiểm tra tủ lạnh của mình để đảm bảo nhiệt đó phù hợp nhé.

    Không lưu trữ thực phẩm quá lâu

    Thực phẩm sau khi nấu chín cần đưa vào tủ lạnh cất giữ trong vòng 2 giờ, nếu để ở ngoài hơn hai giờ không nên đưa vào cất giữ trong tủ lạnh. Thời gian bảo quản thức ăn thừa trong tủ lạnh cũng không nên quá dài, tốt nhất chỉ trong vòng 4-5 giờ. Trong trường hợp bình thường chỉ cần hâm nóng lại trong vòng vài phút có thể giết chết các mầm bệnh. Bên cạnh đó, có một số loại thực phẩm không nên hâm, nấu lại mà nên tiêu thụ ngay trong ngày như cơm, các thực phẩm từ nông sản, trứng đã bóc vỏ, hải sản, các sản phẩm từ sữa.

    Dọn dẹp, vệ sinh tủ lạnh thường xuyên

    Bảo quản thức ăn thừa tránh xa các thực phẩm sống, thịt gia cần, hải sản để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.

    - Làm sạch tủ lạnh thường xuyên và lau vết bẩn ngay lập tức. Điều này giúp giảm sự tăng trưởng của vi khuẩn Listeria và ngăn ngừa sự lây lan vi khuẩn từ thực phẩm này sang thực phẩm khác.

    Chế biến thành món khác

    Cơm nguội khi hâm nóng thường sẽ bị cứng hoặc không còn dẻo thơm nữa, thậm chí bị hiện tượng "hồ hóa" không tốt cho sức khỏe của bạn. Vì thế hãy biến tấu bằng cách cho nước và nấu thành món cháo thông thường.

    Thịt thừa: Cách dễ nhất hãy xé nhỏ thịt thừa sau đó trộn với rau củ tươi làm thành món trộn. Nếu trong nhà có trẻ con có thể chuyển thịt thừa thành món chà bông để có thể kết hợp ăn với các món khác. Các món cá chiên rán sau khi hâm nóng sẽ luôn bị cứng và mất mùi thơm ngon, nhưng ta chỉ cần cho thêm ớt, cà rốt thái chỉ, xì dầu, đường và chút hành gừng sốt lên là bạn có một món mới thơm ngon.

    Nguyễn Hà(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cach-xu-ly-thuc-an-thua-khong-gay-ung-thu-cac-me-nhat-dinh-phai-biet-a204176.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan