+Aa-
    Zalo

    Cận cảnh bùn đen bám quanh suối trước cửa súc xả bể chứa nước sông Đà

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tại vị trí suối tiếp giáp cửa xả của Viwasupco, những lớp bùn đặc quánh chồng chất lên nhau, bám dày đến 4-5cm. Tuy đã không còn mùi khét nhưng vẫn đen ngòm và dính tay.

    Tại vị trí suối tiếp giáp cửa xả của Viwasupco, những lớp bùn đặc quánh chồng chất lên nhau, bám dày đến 4-5cm. Tuy đã không còn mùi khét nhưng vẫn đen ngòm và rất dính tay.

    Theo văn bản báo cáo nhanh của sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội gửi UBND thành phố, công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) có 2 bể chứa nước trung gian tại thôn Dục (xã Yên Bình, huyện Thạch Thất) với dung tích 30.000 m2/bể.

    Hai bể trên chứa nước sạch chảy tự nhiên từ Nhà máy nước sạch sông Đà cấp nước cho khách hàng và dẫn chảy tự nhiên đến Trạm điều tiết lưu lượng Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm) để cấp nước cho các đơn vị sử dụng (bể chứa không có hệ thống châm bổ sung Clo).

    Cổng khu vực 2 bể chứa trung gian của Viwasupco tại xã Yên Bình, Thạch Thất, Hà Nội.

    Ngày 18/10, sau khi có kết quả quan trắc, đánh giá chất lượng nước, công ty nước sạch sông Đà đã cho xả kiệt bể số 2 và súc rửa cả 2 bể trung gian. Việc súc rửa không sử dụng hóa chất, chỉ sử dụng công nhân cọ rửa cơ học.

    Đáng chú ý, sau khi súc rửa, công ty này đã xả nước từ bể trung gian ra suối Đồng Bãi, thuộc thôn Dục khoảng 2.500-3.000 m3.

    Sáng 5/11, PV báo Đời sống & Pháp luật đã có mặt tại suối Đồng Bãi để ghi nhận sự việc. Qua quan sát cho thấy, mặc dù đã qua hơn nửa tháng, nhưng những dấu vết của việc súc xả vẫn còn rất rõ ràng.

    Cống dẫn nước súc xả bể chứa ra suối Đồng Bãi.

    Tại vị trí suối tiếp giáp cửa xả của Viwasupco, nhiều lớp bùn cặn đen ngòm đóng dày 3-4cm. Tuy không có mùi khét nhưng phần bùn lại đặc quánh và rất dính tay. Khi hòa tan trong nước, chất thải loang rộng và khiến nước suối đổi màu.

    Dù nước ở suối đã rút nhưng lượng bùn đen vẫn bám xung quanh.

    Chia sẻ với phóng viên, bà Nguyễn Thị Thu - trưởng thôn Dục, xã Yên Bình cho biết: "Ngay sau khi xảy ra vụ việc Nhà máy nước sạch sông Đà xả khối lượng lớn nước thải trong quá trình sục, rửa bể trung gian trực tiếp ra suối Đồng Bãi trên địa bàn, chính quyền địa phương đã có mặt tại hiện trường, phối hợp với cơ quan công an lập biên bản vụ việc. Sau đó, cơ quan chức năng đã lấy mẫu thử tại đây đem đi xét nghiệm, hiện chúng tôi đang chờ kết quả xét nghiệm để có phương án xử lý".

    Tuy không còn mùi khét nhưng bùn rất dính tay và đặc quánh.

    Cũng theo bà Thu, thời điểm ban đầu khi nhà máy xả nước thải, nguồn nước có màu đen kịt, lượng dầu đọng ở đáy suối khá nhiều. Sau đó, nguồn nước bắt đầu chuyển sang màu hơi hồng và dần trong trở lại.

    "Do người dân ở đây gần như không sử dụng nguồn nước này (chỉ phục vụ sản xuất nông nghiệp) và dòng suối cách khá xa khu dân cư nên mọi người không biết rõ về vụ việc này. Hiện tôi chỉ lo lượng nước thải sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm, đất canh tác nông nghiệp của bà con nhân dân".

    Nước suối Đồng Bãi đổi màu khi hòa tan bùn thải.

    Nước suối ở xa cống nước xả thải có phần trong và sạch sẽ hơn.

    Đáng nói, trong buổi trao đổi, bà Thu khẳng định với phóng viên: "Công ty nước sạch sông Đà không hề thông báo cho chính quyền địa phương về việc xả nước thải sục rửa bể chứa. Đặc biệt, nguồn nước này không được xử lý mà xả trực tiếp ra suối Đồng Bãi".

    Nguyễn Phượng

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/can-canh-bun-den-bam-quanh-suoi-truoc-cua-suc-xa-be-chua-nuoc-song-da-a299692.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan