+Aa-
    Zalo

    Cân nhắc trước khi điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phẫu thuật

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Những cơn đau do căn bệnh thoát vị đĩa đệm hay đau lưng kinh niên thường khiến cho người bệnh khốn khổ

    Những cơn đau do căn bệnh thoát vị đĩa đệm hay đau lưng kinh niên thường khiến cho người bệnh khốn khổ, thậm chí gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công việc và cuộc sống. Vì vậy, không ít người băn khoăn khi đứng trước quyết định có nên phẫu thuật để điều trị thoát vị đĩa đệm hay không? Phẫu thuật liệu có phải giải pháp hiệu quả nhất không?
    Theo ý kiến của các bác sĩ của Học viện Quân Y, điều trị thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng không phải lúc nào cũng áp dụng phương pháp ngoại khoa (mổ). Đa số các trường hợp phải được điều trị nội khoa (dùng thuốc) từ 3 – 4 tuần. Nếu trong thời gian điều trị nội khoa, bệnh nhân  đáp ứng trên 50\% là có thể chấp nhận tiếp tục dùng thuốc. Ngoại khoa chỉ được chỉ định sau khi điều trị thuốc không hiệu quả.
    Mổ thoát vị đĩa đệm - Con dao hai lưỡi!
    Ở Việt Nam hiện nay, mổ hở vẫn là phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm triệt để và có kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, các biến chứng của nó khiến các bác sĩ luôn phải cân nhắc khi nào nên mổ cho bệnh nhân. Biến chứng có thể chỉ là chảy một chút máu từ vết mổ hoặc nhiễm trùng, đau tăng lên sau mổ, thậm chí liệt hoặc tử vong. Sau một thời gian, các biến chứng muộn như viêm vùng mổ, tăng sinh mô xơ sợi, dính rễ thần kinh… có thể xuất hiện.
    Kết thúc cuộc phẫu thuật, bệnh nhân chớ nên vội vàng tin rằng mình sẽ khỏi bệnh hoàn toàn sau khi vết mổ lành lại. Một bước quan trọng không thể thiếu được là phải tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng thì mới có thể tăng hiệu quả chữa trị. Thường khoảng 4 – 5 tuần sau ca mổ, người bệnh đã có thể đi lại mặc dù vẫn phải chú ý kiêng cữ và tập luyện. Sau 6 tháng thì bệnh nhân mới bình phục hoàn toàn. Đến khi đó triệu chứng đau lưng do thoát vị vùng thắt lưng mới thực sự chấm dứt

    Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm đã được chứng minh là rất hiệu quả với hơn 80\% trường hợp bệnh nhân trong việc điều trị các bệnh về cột sống. Nhưng tốt hơn hết vẫn nên tránh việc điều trị bằng phương pháp này nếu có thể bởi những tác dụng phụ của thuốc gây mê có thể ảnh hưởng về sau, cũng như những biến chứng hoàn toàn có thể xảy ra sau khi phẫu thuật. Có rất nhiều cách thức chữa trị khác cũng đã được các nghiên cứu khoa học minh chứng là có hiệu quả nhưng phải được thực hiện trước khi quá muộn.
    Các phương pháp thay thế mà hiệu quả trong việc chữa thoát vị đĩa đệm
    Chính vì người Việt Nam luôn có tâm lý sự đụng chạm tới dao kéo nên không ít bệnh nhân đã lựa chọn các phương pháp khác ít đau đớn hơn để điều trị bệnh. Điển hình là phác đồ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm bằng Đông Y và các loại thảo dược được trồng ngay tại đất nước chúng ta, kết hợp với các biện pháp tập luyện, châm cứu.

    Bác Trần Văn Sơn (55 tuổi, ở Lương Sơn, Hòa Bình), một người có “thâm niên” 8 năm bị bệnh thoát vị đĩa đệm, chia sẻ: “Tôi bị bệnh này từ lúc vẫn đang đi làm. Hồi đầu đi chụp film X-quang thì có kết luận là thoái hóa đốt sống cổ, do chủ quan để lâu ngày bệnh nặng lên thành thoát vị, cũng chính vì nó mà tôi phải về hưu sớm do không chịu nổi những cơn đau, ảnh hưởng rất nhiều tới công việc. Ban đầu tôi cũng định phẫu thuật cho nhanh, nhưng nghe nhiều bác sĩ phân tích nên tôi quyết định không làm mà tìm đến các cây thuốc của đồng bào dân tộc ở Hòa Bình. Hiện tại tôi vẫn phải dùng thuốc, nhưng bệnh của tôi đã thuyên giảm đến 80\%, không còn gây khó chịu như trước nữa”.
    Khác với bác Sơn, cô Vũ Ngọc Lâm (Đồng Hy, Thái Nguyên) lại lựa chọn cho mình cách điều trị bằng Lá chìa vôi: “Hái cây về rửa sạch, thái nhỏ, sau đó đem phơi khô hoặc sao vàng bằng lửa rồi đun lấy nước uống hằng ngày. Ngoài vị thảo dược “chủ đạo” trên, bài thuốc chữa trị bệnh thoái vị đĩa đệm còn có thêm 5 loại thảo dược phụ khác là cây cỏ xước, dền gai, tầm gửi, cỏ ngươi và lá lốt”.
    Theo các bác sĩ bệnh viện Y học cổ truyền, ngoài những bài thuốc dân gian, người bệnh có thể sử dụng một phương pháp mới, đó là Cao dán trực tiếp lên vết đau, giúp  thẩm thấu tinh chất của thuốc qua bề mặt da khuếch tán thấm sâu vào gân cốt giúp mạnh gân cốt, hoạt huyết lưu thông máu và bồi bổ những dưỡng chất phục hồi các tế bào bị thoái hóa.  Ngoài việc sử dụng cao dán, cần kết hợp dùng thuốc theo đường uống, cùng với chế độ tập luyện, châm cứu thích hợp, sẽ giúp điều trị dứt điểm được bệnh.
    Cách chữa bệnh hoàn toàn mới này hiện đang được sử dụng trong bài thuốc An Cốt Nam điều trị rất hiệu quả các bệnh về cột sống nói chung và bệnh thoát vị đĩa đệm nói riêng, mang đến niềm vui cho hàng nghìn bệnh nhân đã từng phải chịu cảnh “sống chung” với bệnh tật.
    Phẫu thuật chỉ là biện pháp cuối cùng khi mà cơ thể của người bệnh không thể đáp ứng được những biện pháp khác. Vì vậy, bệnh nhân không nên đắn đo khi thử sử dụng các loại dược liệu quý của dân tộc mình để cơ thể của chúng ta không bị hủy hoại bởi quá nhiều loại thuốc tân dược.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/can-nhac-truoc-khi-dieu-tri-thoat-vi-dia-dem-bang-phau-thuat-a96735.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.