+Aa-
    Zalo

    Căng thẳng Nga - Ukraine ngày 25/11: Nga triển khai chiến thuật sử dụng tên lửa mới khiến Ukraine “trở tay không kịp”

    (ĐS&PL) - Một cuộc tấn công liên tiếp và nhanh chóng trước khi Ukraine kịp triển khai các biện pháp đối phó đã tăng con số thương vong lên mức tối đa, khiến Kiev bị “sốc”.

    Theo thông tin trên EurAsian Times, Nga đang phóng tên lửa Iskander nhiều lần vào cùng một mục tiêu, khi các binh sĩ Ukraine tập trung tại địa điểm bị tấn công để tiến hành hoạt động giải cứu, nhằm gây thiệt hại tối đa cho Kiev.

    Phóng viên quân sự Alexander Kots - người đã quan sát diễn biến nói trên trên các cảnh quay và thông tin về các hoạt động trên tiền tuyến của Nga cho hay, chiến thuật của Nga khiến Ukraine không khỏi bất ngờ.

    Sở dĩ như vậy là bởi Ukraine đã quen với việc Nga chỉ phóng một tên lửa vào một vị trí, nhờ đó họ có thể nhanh chóng thực hiện biện pháp ứng phó và điều chỉnh vị trí trên chiến trường. Tuy nhiên, một cuộc tấn công liên tiếp và nhanh chóng trước khi Ukraine kịp triển khai các biện pháp đối phó đã tăng con số thương vong lên mức tối đa, khiến Kiev bị “sốc”.

    Một số nhóm trên Telegram của Nga tiết lộ, Moscow có thể triển khai Iskanders vì các nhà máy của họ đã tăng cường sản xuất thành công và không bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây.

    cang thang nga ukraine ngay 2511 nga trien khai chien thuat su dung ten lua moi khien ukraine tro tay khong kip1
    Tên lửa đạn đạo tầm ngắn di động Iskander. Ảnh: TASS

    Được biết, tên lửa đạn đạo tầm ngắn di động Iskander là tên lửa chiến thuật trên chiến trường, bao gồm cả một số biến thể tên lửa hành trình, với tầm bắn khoảng 500km. “Đầu đạn tên lửa của tổ hợp này có thể phá hủy các sở chỉ huy, nơi tập trung binh lực, các thiết bị quân sự và hệ thống phòng không của đối phương”, Bộ Quốc phòng Nga thông tin.

    Phóng viên Alexander Kots đã đề cập tới cuộc tấn công bằng tên lửa Iskander nhằm vào khu vực Zaporizhzhia, mà theo ông là đã chứng kiến “việc sử dụng hiệu quả hơn các hệ thống tên lửa chiến thuật tác chiến Iskander”. Những tên lửa này trước đây được sử dụng riêng lẻ nhưng chiến thuật mới của Nga liên quan tới việc phóng nhiều tên lửa cùng lúc vào cùng một mục tiêu.

    Trong trường hợp này, cuộc tấn công thứ hai vào chính mục tiêu mà các tên lửa đầu tiên bắn trúng đã khiến binh sĩ Ukraine “ngỡ ngàng”, khi họ đã “quen với các cuộc tấn công đơn lẻ”.

    Phóng viên Alexander Kots phân tích, đầu tiên hai tên lửa được phóng đi và tiêu diệt mục tiêu đã xác định. Sau khi quân đội Ukraine tiếp cận hiện trường vụ nổ để kiểm tra tình hình, tên lửa thứ 3 được phóng đi đúng vào mục tiêu cũ, gây thiệt hại về nhân lực của đối phương.

    Chia sẻ thêm về vấn đề nói trên, phóng viên Alexander Kots đề cập tới những đoạn phim không được tiết lộ, cho thấy “sau khi hai tên lửa tấn công và lực lượng Ukraine tới dọn dẹp đóng đổ nát, họ bị tấn công bởi tên lửa thứ 3”.

    Khả năng trinh sát và kiểm soát mục tiêu được cải thiện, có thể quan sát hành động của đối phương từ phía sau mà không bị phát hiện đã giúp tên lửa Iskander tấn công mục tiêu.

    Có thể phóng viên Alexander Kots đang đề cập tới Sirius/Inokhodets-RU - một loại máy bay không người lái chiến đấu có độ bền trung bình/cao, tương đương với MQ-9 Reaper của Mỹ. Thời gian gần đây, máy bay không người lái đã tăng cường năng lực tình báo - giam sát - trinh sát (ISR) của Nga, và khả năng tấn công chính xác.

    “Thông thường chỉ có một tên lửa Iskander được bắn vào một mục tiêu và mục tiêu này được coi là bị tiêu diệt. Hiện giờ, mọi thứ đang thay đổi, tôi nhận thấy một số Iskander được triển khai đồng thời vào cùng một mục tiêu”, phóng viên Alexander Kots chia sẻ, đồng thời viện dẫn trường hợp 3 tên lửa Iskander lần lượt tấn công một nhà máy sản xuất xe bọc thép của Ukraine tại Kharkov.

    cang thang nga ukraine ngay 2511 nga trien khai chien thuat su dung ten lua moi khien ukraine tro tay khong kip
    Tên lửa Iskander là tên lửa chiến thuật trên chiến trường, có tầm bắn khoảng 500km. Ảnh minh họa: EurAsian Times

    Mặc dù không rõ thời điểm xảy ra các cuộc tấn công bằng Iskander nói trên nhưng hai tài liệu và video công khai cuối cùng về hoạt động của tên lửa mà Bộ Quốc phòng Nga công bố đã hé lộ một số manh mối.

    Ngày 1/11, Nga cho biết hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander của Quân khu miền Tây đã tấn công cơ sở hạ tầng quân sự của  quân đội Ukraine. Tuy được thực hiện cách xa tiền tuyến nhiều km, các vụ phóng vẫn thành công vô hiệu hóa các mục tiêu.

    Đoạn video đi kèm cũng đã chứng minh điều này. Có thể thấy, một xe vận chuyển đạn tên lửa (TEL) và một bệ phóng tên lửa tiến sát nhau, sau đó tên lửa Iskander-K được nạp vào bệ phóng. Phiên bản này được phóng từ một ống phóng và có hình dạng khác biệt so với phiên bản mũi hình nón của các biến thể Iskander khác. Khi hoàng hôn buông xuống, hai tên lửa được phóng từ một hàng cây.  

    XEM THÊM: Căng thẳng Nga - Ukraine ngày 24/11: Đức sắp hết tiền để viện trợ cho Ukraine?

    Ngày 17/11, Bộ Quốc phòng Nga phát hành một đoạn video khác ghi cảnh tổ hợp Iskander đang di chuyển vào vị trí. Theo mô tả, các đơn vị tên lửa đã bắn vào một trạm chỉ huy của Ukraine sau khi nhận được thông tin về tọa độ, tiếp đó thay đổi địa điểm.

    “Tổ hợp này được trang bị cả tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình, có khả năng gây nhiễu điện tử giả khi tiếp cận mục tiêu, khiến hệ thống phòng không của đối phương không thể đánh chặn. Tên lửa hành trình có thể bay ở độ cao cực thấp và bám sát địa hình nên rất khó phát hiện ra chúng”, Bộ Quốc phòng Nga thông tin.

    Đinh Kim(Theo EurAsian Times)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cang-thang-nga-ukraine-ngay-25-11-nga-trien-khai-chien-thuat-su-dung-ten-lua-moi-khien-ukraine-tro-tay-khong-kip-a601021.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan