+Aa-
    Zalo

    Câu chuyện về đứa trẻ mồ côi và bài học từ ông chủ tiệm giày

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sau 3 ngày công làm việc ở tiệm giày, Nam mừng vui nhận đôi giày từ ông chủ tiệm. Mãi những năm sau này cậu mới hiểu ý nghĩa sâu xa từ việc làm của ông chủ.

    Sau 3 ngày công làm việc ở tiệm giày, Nam mừng vui nhận đôi giày từ ông chủ tiệm. Mãi những năm sau này cậu mới hiểu ý nghĩa sâu xa từ việc làm của ông chủ.

    Nam mồ côi bố mẹ từ nhỏ, cậu được người dì nhận về nuôi. Nhà dì cũng đông con nên cuộc sống của cả gia đình không mấy khá giả. Biết vậy nên Nam cũng không đòi hỏi gì nhiều, cậu luôn cố gắng làm việc giúp đỡ gia đình dì.

    Năm ấy Nam học cấp 3, cậu có đăng ký thi môn chạy ở trường. Nam rất đam mê thể thao nên mong rằng cuộc thi lần này sẽ giành giải cao. Một hôm khi đang tập chạy ở đường, Nam phát hiện đôi giày của mình đã rách, không còn có thể chạy được nữa. Cậu rất lo lắng vì cuộc thi sắp đến, giày ở đâu để tham gia đây. Nếu đi đôi giày rách này chắc chắn Nam sẽ không thể giành được chiến thắng. Nhưng mua giày mới thì cậu không tiện xin tiền dì.

    Suy đi nghĩ lại, Nam quyết định đi đến tiệm giày ở gần thị trấn, cậu đứng nhìn rất lâu. Vừa thấy Nam ông chủ tiệm giày đã bảo có tiền thì hãy đến lấy giày, còn không thì đừng đến. Nghe tiếng ông chủ tiệm, Nam cúi mặt xuống không nói gì. Đã mấy lần cậu ra tiệm giày này rồi.

    Thấy Nam đứng mãi, vị khách vào mua giày bảo ông chủ tiệm cho cậu một đôi vì hoàn cảnh cậu khó khăn. Nhưng ông chủ nhất quyết không, ông bảo đôi giày cũng được mua về không thể cho không ai được.

    Một lúc sau ông chủ tiệm đề xuất, Nam chỉ cần ở lại đánh giày trong tiệm của ta 3 ngày công, vậy là có thể đủ đổi lấy một đôi giày rồi. Nghĩ lại thì thấy 3 ngày tới được nghỉ học nên Nam đồng ý ngay.

    Ảnh minh họa

    Vậy là 3 ngày đi làm của Nam bắt đầu. Mỗi sáng cậu đến tiệm giày, dọn sạch sẽ cửa tiệm, phủi sạch bụi và lau sạch giày rồi sắp đặt lại cho ngay ngắn, đồng thời còn kiên nhẫn giúp khách thử giày. Những khi ông chủ nhập giày về, Nam lại chạy tới giúp đỡ dỡ hàng.

    Công việc dẫu có mệt nhọc quá, đổ mồ hôi nhưng Nam vẫn thấy vui. Ba ngày sau, ông chủ tiệm giày mang cho Nam một đôi giày mới và bảo rằng đó là phần mà cậu nhận được sau khi làm việc tại tiệm giày. Nam sung sướng nhận lấy đôi giày.

    Cuộc thi chạy ít ngày sau đó Nam đã giành được giải cao. Với nỗ lực và cố gắng của mình, Nam đã đỗ vào đại học và tự mình làm thêm để chi trả học phí mà không phụ thuộc vào ai.

    Có lẽ chính những lời nói của ông chủ tiệm giày ngày xưa đã cho Nam thấy không gì là cho không, muốn đạt được mình phải cố gắng làm việc và nỗ lực.

    Đôi giày năm xưa nhận từ ông chủ tiệm giày Nam vẫn giữ gìn cẩn thận. Mỗi năm cậu đều về thăm qua và không quên tới thăm ông chủ và tiệm giày năm xưa. Đến mãi khi ra trường Nam mới biết đôi giày ông chủ đưa cho mình là hàng hiệu, có giá tiền triệu. 3 ngày công của cậu chắc chắn không thể mua được thế nhưng ông chủ vẫn dành món quà đó cho cậu. Chính ông chủ tiệm giày đã dạy cho Nam bài học về tính tự lập và giá trị của đồng tiền.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cau-chuyen-ve-dua-tre-mo-coi-va-bai-hoc-tu-ong-chu-tiem-giay-a195470.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan