+Aa-
    Zalo

    Cha không công nhận, con sẽ mang họ ai khi khai sinh?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Việc đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha được thực hiện theo các quy định tại Luật Hộ tịch 2014.

    (ĐSPL) - Việc đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha được thực hiện theo các quy định tại Luật Hộ tịch 2014.

    Hỏi: Em gái tôi có quan hệ với một người đàn ông đã có gia đình và có thai. Người đàn ông này đã chối bỏ và không thừa nhận đứa con của mình. Cho tôi hỏi, trong trường hợp của em gái tôi, việc khai sinh cho đứa bé có gặp trở ngại gì không? Đứa bé mang họ của ai? Và tôi với tư cách là chị ruột của mẹ đứa bé có được đi đăng ký khai sinh cho đứa bé không?

    Cha không công nhận, con sẽ mang họ ai khi khai sinh? - Ảnh minh họa.

    Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Vấn đề này chuyên gia tư vấn luật TRẦN THỊ HẬU - CÔNG TY LUẬT HỢP DANH FDVN đưa ra ý kiến như sau:

    Việc đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha được thực hiện theo các quy định tại Luật Hộ tịch 2014; hướng dẫn bởi Nghị định 123/2015/NĐ-CP, ngày 15/11/2015 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch (Nghị định 123/2015/NĐ-CP), Thông tư 15/2015/TT-BTP, ngày 16/11/2015 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP (Thông tư 15/2015/TT-BTP). Theo đó,

    Trước hết, về người trực tiếp đi đăng ký khai sinh, Điều 15 Luật Hộ tịch 2014, Khoản 1 Khoản 2 Điều 2 Thông tư 15/2015/TT-BTP quy định rõ: cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp cha, mẹ không thể đi thì có thể ủy quyền cho người khác thực hiện thay. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, con, anh chị em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền. Như vậy, chị hoàn toàn có thể thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho đứa trẻ khi có văn bản ủy quyền của em gái mình và giấy tờ chứng minh mối quan hệ chị em ruột.

    Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày đứa trẻ được sinh ra, chị cần nộp 01 bộ hồ sơ với các giấy tờ quy định tại Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 bao gồm: Tờ khai: theo mẫu tại Phụ lục 5 ban hành kèm Thông tư 15/2015/T-BTP; Bản chính giấy chứng sinh. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp bản chính văn bản  của người làm chứng xác nhận việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải nộp bản chính giấy cam đoan về việc sinh.

    Đến trực tiếp Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc gửi hồ sơ theo hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến.

    Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân. Đối với trường hợp khai sinh cho trẻ em chưa xác định được cha, phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ được để trống; đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ (Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP). Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.

    Việc đăng ký khai sinh sẽ được giải quyết trong ngày. Trong trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo. Về lệ phí phải nộp, điểm b Khoản 1 Điều 11 Luật Hộ tịch 2014 quy định rõ việc đăng ký khai sinh đúng hạn (trong vòng 60 ngày kể từ ngày đứa trẻ được sinh ra) sẽ được miễn lệ phí.

    Như vậy, chị có thể thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho con của em gái mình dựa trên các quy định pháp luật mà chúng tôi đã viện dẫn trên.

    Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật.

    HUY LÂM

    Đọc thêm nhiều bài khác tại chuyên mục : An NinhTin pháp luật
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cha-khong-cong-nhan-con-se-mang-ho-ai-khi-khai-sinh-a146379.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan