+Aa-
    Zalo

    Chuyên gia nói về việc "không đổi bằng lái phải thi lại lý thuyết"

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – TS Thủy cho rằng nội dung Thông tư 58 của Bộ GTVT là một sai sót của tập thể, cá nhân đã tham mưu ban hành văn bản này.

    (ĐSPL) – TS Thủy cho rằng: Nội dung Thông tư 58 của Bộ GTVT là một sai sót của tập thể, cá nhân đã tham mưu ban hành văn bản này, và việc Cục Kiểm tra văn bản của Bộ Tư pháp thổi còi là chính xác và nên làm.

    Liên quan đến quy định “không đổi bằng lái phải thi lại lý thuyết” trong Thông tư 58 của Bộ GTVT bị Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp) “thổi còi” và cũng nhận được nhiều ý kiến trái chiều của người dân, PV có cuộc trao đổi với TS.Nguyễn Xuân Thủy – nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Giao thông Vận tải (chuyên gia có hơn 30 năm kinh nghiệm nghiên cứu giao thông đô thị).

    TS.Nguyễn Xuân Thủy cho rằng nội dung Thông tư 58 của Bộ GTVT là một sai sót của tập thể, cá nhân đã tham mưu ban hành văn bản này, và việc Cục Kiểm tra văn bản của Bộ Tư pháp thổi còi là chính xác và nên làm.

    Trên tinh thần góp ý, TS Thủy cho biết, sau khi Thông tư 58/2015 quy định lộ trình chuyển đổi giấy phép lái xe của Bộ Giao thông Vận tải có hiệu lực, ông có một số thắc mắc vế Thông tư này như sau:

    Thứ nhất, tại sao lại phải thực hiện một cách gấp gáp như vậy?

    Thứ hai, đổi như vậy thì có tác dụng gì. Hiệu quả quản lý có hiệu quả hơn nhiều không mà phải đổi một cách đồng loạt, gấp gáp, đại trà như vậy?

    Nhiều người chen nhau chờ đổi giấy phép lái xe tại Sở Giao thông Hà Nội. Ảnh Vnexpress.

    Thứ ba thời gian thực hiện cũng rất vội vàng chứ không có lộ trình hợp lý cho người dân thực hiện. Thông tư thể hiện tính bắt buộc, gấp gáp không cần thiết.

    Thứ tư, về mặt pháp luật thì việc đổi bằng bằng chất liệu PET hơn chất liệu cũ ở điểm nào? Khi chuyển sang chất liệu mới thuận lợi gì, hiệu quả cao hay không mà gấp gáp như vậy?

    Ngoài những thắc mắc trên, TS Thủy cũng đưa ra một số quan điểm cá nhân về vấn đề này.

    TS Thủy phân tích, một số văn bản mà nhà nước ban hành, trong đó văn bản không có thời hạn, ví dụ như việc cấp GPLX cho các loại xe mà trong đó không ghi rõ thời hạn cuối cùng là năm 2016 chẳng hạn thì khi mà chuyển đổi thì phải hết sức cẩn thận. Bởi theo TS Thủy, vì là Nhà nước đã ban hành không có thời hạn thì người dân có quyền sử dụng và người dân đúng luật.

    GPLX vật liệu PET được cấp từ năm 2011. Ảnh : Dân trí

    “Khi mà anh thấy việc chuyển sang chất liệu PET tốt hơn, thuận lợi hơn là đúng, bởi nó áp dụng công nghệ mới có thể thay đổi nhưng anh phải có lộ trình, phải xin lỗi người dân, phải có một chương trình, kế hoạch hợp lý để người dân đổi mà không gây ra tiêu cực không cần thiết?, TS Thủy chia sẻ.

    Tiếp đó, việc đổi như vậy sẽ gây ra những lãng phí không cần thiết khi một GPLX mà phải đổi quá nhiều lần. Nếu GPLX đó vẫn còn thời hạn sử dụng thì người dân vẫn có thể sử dụng nó. Trong khoảng thời gian đó, cơ quan nhà nước sẽ ra Thông tư, văn bản thông báo cho người dân trước thời gian cần phải đổi, làm lại để người dân chuẩn bị.

    Thứ ba, theo TS Thủy, cơ quan tham mưu cho Bộ GTVT ra Thông tư đó thì cơ quan đó nên chịu trách nhiệm. Bất cứ một cơ quan nhà nước nào mà gây ra hiệu quả phản tác dụng, gây ra tiêu cực thì đều phải chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng. Và ở đây, kể cả cơ quan đó đã làm hết trách nhiệm, cơ quan đó làm với một điều tốt nhưng mà gây hậu quả thì vẫn phải chịu trách nhiệm.

    TS Thủy chia sẻ thêm, trong Điều 57 Thông tư 58 của Bộ GTVT có quy định giấy phép lái xe bằng giấy bìa phải được chuyển đổi sang loại mới bằng vật liệu PET theo lộ trình: Giấy phép lái ôtô và lái xe hạng A4 trước ngày 31/12/2016; giấy phép lái xe không thời hạn (các hạng A1, A2, A3) trước 31/12/2020. Sau 6 tháng, người không chuyển đổi sẽ phải sát hạch lại lý thuyết để được cấp lại giấy phép lái xe là vô lý, không logic, là điều sai nhất trong thông tư này.

    Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Văn Huyện – Tổng cục trưởng Tổng cục Đường Bộ Việt Nam cho biết, Tổng cục Đường bộ VN và Bộ GTVT đã làm việc với Bộ Tư Pháp về những vấn đề liên quan tới việc chuyển đổi giấy phép lái xe còn thời hạn từ bìa giấy sang vật liệu PET.

    Bộ GTVT cũng đã dự thảo, “Sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến đường cao tốc trong Luật Giao thông đường bộ” để nhằm phòng chống bằng giả.

    Cũng theo ông Huyện, trước đó, Tổng cục Đường bộ VN cũng đã xin ý kiến của Bộ Tư Pháp và các bộ liên quan về những vấn đề này.

    Nói về việc người dân bắt buộc phải đổi giấy phép lái xe, ông Huyện Cho rằng: “Bộ GTVT cũng sẽ sửa đổi lại thông tư mới, trong tháng mới 12 thông tư sẽ được Bộ Trưởng ký ban hành. Người dân đều phải đổi giấy phép lái xe, nhưng sẽ không xử phạt, đối với xe máy sẽ được gia hạn tới năm 2020”.

    Đề cập tới ý kiến của Bộ Tư pháp cho rằng, việc bắt buộc người dân đổi giấy phép lái xe ông Huyện khẳng định: “Việc này không sai quy định của pháp luật, đây chỉ là giải pháp để quản lý tránh tình trạng sử dụng giấy phép giả.

    GPLX cơ giới đường bộ có chất liệu bằng giấy đã được các cơ quan có thẩm quyền phát hành và cấp qua quá trình sử dụng, giấy phép lái xe bằng giấy đã bộc lộ nhiều bất cập như lạc hậu, mức độ bảo mật không cao, dễ bị làm giả; dễ bị tẩy xóa, sửa đổi, dễ bị hư hỏng không thuận tiện cho công tác quản lý, xử lý khi người lái xe vi phạm...”.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chuyen-gia-noi-ve-viec-khong-doi-bang-lai-phai-thi-lai-ly-thuyet-a172404.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.