+Aa-
    Zalo

    Cơ quan Tình báo Hàn Quốc bị tố giám sát trái phép các thẩm phán

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Đài SBS dẫn nguồn tin từ một cựu nhân viên Cơ quan Tình báo Hàn Quốc (NIS) cho biết tổ chức này đã tiến hành giám sát bất hợp pháp các thẩm phán của Toà án Hiến pháp.

    Đài SBS dẫn nguồn tin từ một cựu nhân viên Cơ quan Tình báo Hàn Quốc (NIS) cho biết, tổ chức này đã tiến hành giám sát bất hợp pháp các thẩm phán của Toà án Hiến pháp.

    Tin tức về NIS bắt đầu được đưa ra vào ngày 4/3 vừa qua, giữa bối cảnh rối ren trước khi Toà án Hiến pháp đưa ra phán quyết về việc duy trì luận tội Park Geun-hye. Các Đảng đối lập cho rằng chính bà Park đã chỉ đạo NIS giám sát bất hợp pháp các thẩm phản.

    Theo luật pháp Hàn Quốc, Cơ quan Tình báo Quốc gia không thể thu thập thông tin tình báo về các vấn đề trong nước, ngoại trừ những kẻ liên quan đến khủng bố, gián điệp hoặc các đường dây tội phạm.

    "Việc cải tổ hoàn toàn NIS đang trở nên cần thiết hơn bao giờ hết", ứng viên Tổng thống Moon Jae-in thuộc đảng Dân chủ Hàn Quốc (DPK) nói. "Không có sự lựa chọn nào khác", ông Moon nhấn mạnh.

    Vào tháng 1/2017, Moon Jae-in cam kết sẽ thay đổi vai trò của NIS trong việc thu thập thông tin trong nước. "Tôi sẽ cải tạo nó như là một cơ quan tình báo có năng lực, tập trung vào Triều Tiên, các vấn đề an ninh, khủng bố và tội phạm quốc tế".

    NIS bị tố bí mật giám sát các thẩm phán của Tòa án Hiến pháp. Ảnh: Korea Times

    Quốc hội Hàn Quốc quan ngại về những áp lực tiềm ẩn đối với phán quyết của Toà án Hiến pháp và đã tổ chức một cuộc họp kín để làm rõ. Lãnh đạo NIS Lee Byung Ho thừa nhận có một bộ phận phụ trách các mạng lưới tư pháp nhưng đã phủ nhận hành động giám sát thẩm phán.

    Các nhà lập pháp đối lập cho biết NIS đã tiến hành giám sát dưới hình thức các báo cáo tình báo. Nhóm công tố đặc biệt cũng khẳng định NIS đứng đằng sau danh sách đen các nghệ sỹ của chính phủ.

    Thật không may, đây không phải là lần đầu tiên NIS trở thành vấn đề ngay giữa những khoảnh khắc quyết định của quốc gia.

    Chỉ 5 ngày trước cuộc tổng tuyển cử năm 2012, Bộ Thống nhất cho biết có 13 người Triều Tiên đào tẩu đã đến Seoul. Sau đó, các nhóm công dân và luật sư về nhân quyền đã nghi ngờ rằng chính NIS thiết kế những vụ đào tẩu. Việc đào tẩu chỉ diễn ra trong 2 ngày, trong khi hầu hết các vụ đào thoát của người Triều Tiên qua Trung Quốc phải mất ít nhất 1 tháng.

    DPK lo ngại về sự tham gia của NIS vào nền chính trị trong nước. Nếu như ứng viên Tổng thống Moon Jae-in từ DPK đắc cử trong cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào tháng 5/2017, rất có thể Cơ quan Tình báo Quốc gia sẽ bị “thay máu” hoàn toàn.

    (Theo Korea Times)
     
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/co-quan-tinh-bao-han-quoc-bi-to-giam-sat-trai-phep-cac-tham-phan-a184064.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan