+Aa-
    Zalo

    Dấm gạo được chế từ axit và nước lã "tuồn" ra thị trường

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Mỗi ngày, cơ sở sản xuất này pha được 360 chai dấm gạo từ axit và nước lã rồi đóng chai, xuất ra thị trường.

    (ĐSPL) - Mỗi ngày, cơ sở sản xuất này pha được 360 chai dấm gạo từ axit và nước lã rồi đóng chai, xuất ra thị trường.

    Tin tức trên báo Thanh niên, vào khoảng 11h sáng 7/4, tại đường Thái Phiên, thuộc phường Hồng Sơn, TP Vinh (Nghệ An), lực lượng Phòng Cảnh sát môi trường (PC49, Công an tỉnh Nghệ An) đã kiểm tra, phát hiện xe tải mang BKS: 37C - 007.50 do tài xế Lê Văn Thanh, trú tại khối 11, phường Hà Huy Tập, TP Vinh điều khiển, vận chuyển 30 thùng các tông, mỗi thùng chứa 24 chai nước dán nhãn mác dấm gạo Kim Quỳnh. 

    Tại thời điểm kiểm tra, tài xế Thanh không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của số dấm gạo trên và cho biết đã mua số hàng này từ cơ sở sản xuất của bà Nguyễn Thị Kim (trú tại khu Mộc Thống Nhất, khối Cộng Hòa, phường Vinh Tân, TP Vinh).

    Ngay sau đó lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất của bà Nguyễn Thị Kim.

    Dấm gạo nhãn hiệu Kim Quỳnh được sản xuất với công thức dùng acetic acid pha với nước lã. Ảnh: VOV.

    VOV đưa tin, kiểm tra nhà bà Kim, lực lượng chức năng phát hiện 146 thùng dấm gạo đang được bảo quản trong kho, 1 thùng lớn chứa dung dịch được ghi là acid acetic nghi có nguồn gốc từ Trung Quốc, ngoài ra còn có hàng trăm chai nhựa loại 500ml và 1,5l và hàng ngàn nhãn dán dấm gạo Kim Quỳnh.

    Chủ cơ sở khai nhận đã sản xuất dấm gạo từ tháng 9/2015, công thức pha chế dấm rất đơn giản, chỉ cần dùng acid acetic pha với nước lã là sẽ cho ra "dấm gạo".

    Tỷ lệ pha chế là dùng 1 lít acid acetic pha với 100 lít nước lã, đánh đều rồi đóng ra chai. Mỗi thùng (25 chai) được bà Kim bán chỉ với giá 25.000 đồng.

    Phòng PC49, Công an tỉnh Nghệ An đã lấy mẫu xét nghiệm để xác định mức độ độc hại của sản phẩm, tạm giữ và niêm phong toàn bộ số dấm gạo nêu trên.

    Trong một diễn biến khác, nguồn tin trên báo Dân trí, trong 2 ngày 5 - 6/4, Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Nghệ An đã phát hiện 3 vụ sản xuất thực phẩm bẩn. Bên cạnh thu giữ hơn 10 tấn sản phẩm thành phẩm chưa kịp tiêu thụ, lực lượng chức năng thu giữ một lượng lớn hóa chất không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

    Ngày 5/4, lực lượng Cảnh sát môi trường phát hiện cơ sở sản xuất của bà Phạm Thị Trang (29 tuổi), tại khối 2, phường Đội Cung, TP Vinh (Nghệ An) sử dụng chất tẩy trắng, nhuộm màu cho măng. Tại đây, có khoảng 10 tấn măng đã qua sơ chế, được ngâm với nước có pha chất bột màu vàng. Lực lượng chức năng cũng phát hiện 3 bao chất bột màu vàng không nhãn mác nghi chất vàng ô nhưng chủ cơ sở cho rằng đây là nghệ dùng để nhuộm màu cho măng, được mua ngoài chợ với giá 20.000 đồng/kg.

    Măng được tẩy trắng rồi nhuộm vàng trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Ảnh: Cơ quan điều tra cung cấp.

    Tiếp đó, tại cơ sở sản xuất của ông Lê Đức Sơn (46 tuổi), cũng ở phường Đội Cung, TP Vinh, lực lượng chức năng phát hiện 500kg măng đã qua sơ chế và 15 tấn măng chất trong kho gần 1 năm, đã bốc mùi hôi thối, chuyển sang màu đen cùng 27kg chất bột màu trắng không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

    Vào lúc 9h sáng 6/4, Phòng PC49 phát hiện cơ sở sản xuất quẩy của ông Đới Văn Thịnh đang sử dụng chất phụ gia không rõ nguồn gốc để làm quẩy. Lực lượng cảnh sát môi trường thu giữ 14kg chất bột màu trắng, 21 lít chất lỏng dùng để làm quẩy giòn, màu vàng đẹp. Ông Đới không xuất trình được giấy tờ liên quan đến các phụ gia thực phẩm nói trên cũng như các giấy tờ liên quan đến sản xuất, kinh doanh.

    BẢO KHÁNH(Tổng hợp)

    [mecloud]X9sTDelc40[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dam-gao-duoc-che-tu-axit-va-nuoc-la-tuon-ra-thi-truong-a126315.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.