+Aa-
    Zalo

    Dân miền Tây kiếm bộn tiền nhờ cách bắt lươn lạ mà hiệu quả bất ngờ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Thay vì dùng ống tre để bắt lươn, người dân ở miền Tây đã sáng tạo ra trúm bắt lươn làm bằng ống nhựa.

    Thay vì dùng ống tre để bắt lươn, người dân ở miền Tây đã sáng tạo ra trúm bắt lươn làm bằng ống nhựa.

    Báo Dân Việt đăng tải thông tin, việc bắt lươn đồng thường được làm quanh năm, tuy nhiên nhiều nhất là vào những tháng mùa mưa. Người ta thường chọn những nơi có nhiều bụi rậm, nơi mương rãnh, bưng trấp ở miệt đồng xa xôi, hẻo lánh để đặt, vì những chỗ này lươn rất thích ở.

    Những người chuyên nghề đi bắt lươn đồng kiếm sống cho hay, trước đây, người dân miền Tây dùng ống tre rỗng để làm trúm bắt lươn, nhưng những năm gần đây họ đã cải tiến dụng cụ, dùng ống nhựa thay thế. Và ống nhựa để bắt lươn này có thiết kế rất đặc biệt.

    Thay vì dùng ống tre để bắt lươn, người dân ở miền Tây đã sáng tạo ra trúm bắt lươn - Ảnh: báo Tri thức trực tuyến

    Anh Lê Quang Liêm (xã Khánh Thuận, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau), cho hay: Lươn là một đặc sản của miền Tây, thích sống ở những nơi nước tĩnh, mực nước nông, lớp bùn đáy tương đối nhiều. Để bắt lươn, chúng tôi dùng ống nhựa. Ống nhựa này có chiều dài khoảng 1-1,2m, chu vi khoảng 60cm, sau đó dùng một miếng nhựa cứng bịt lại một đầu, một đầu đậy bằng hom đan bằng tre. Trên thân ống nhựa, đục 3 lỗ ở cuối ống, 1 lỗ ở giữa và 1 lỗ ở miệng ống; những lỗ thông hơi này nhằm giúp con lươn thở được khi vào ống và cũng để bay hơi mồi dụ lươn vào.

    Nói về kỹ thuật đặt trúm, anh Liêm chia sẻ: Sau khi chọn được địa điểm, phải vẹt bớt cỏ đi mới đặt trúm dụ lươn. Miệng trúm sẽ được đặt cách mặt nước khoảng 20cm, đít trúm có lỗ thông hơi sẽ được đặt cách mặt nước khoảng 50cm, ống trúm đặt nghiêng khoảng 45 độ. Khoảng 3 giờ chiều sẽ đi đặt, đến sáng thì tôi đi thăm sớm.

    Báo Tri thức trực tuyến dẫn lời anh Lý Sơn (trú tại Ô Môn, Cần Thơ) cho biết, anh đã sống bằng nghề đặt trúm lươn hơn 15 năm nay, mỗi ngày đặt 120-160 trúm, thu từ 7-15kg lươn. Nghề bắt lươn bằng trúm đã giúp cho nhiều gia đình như anh xóa đói giảm nghèo.

    Được biết, lươn có đặc điểm là trú dưới bùn vào ban ngày, đêm mới ngoi lên kiếm ăn. Chúng rất thích các loại mồi như cá, ốc băm nhuyễn, hoặc ếch nhái nướng cho thơm, đặc biệt là trùn đất. Do vậy người đặt trúm rất chú ý đến mồi.

    Theo ông Lê Văn Dẻo, ở xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ, trước kia mỗi người làm nghề với vài trăm ống trúm, đi đặt bằng xuồng, mỗi ngày kiếm 40-50 kg lươn rất dễ dàng. Còn bây giờ cũng với chừng ấy ống trúm nhưng mỗi ngày chỉ kiếm được gần 10kg. Giá lươn hiện từ 40.000 đến 110.000 đồng/kg tùy loại.

    Vũ Hạnh (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dan-mien-tay-kiem-bon-tien-nho-cach-bat-luon-la-ma-hieu-qua-bat-ngo-a205835.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan