+Aa-
    Zalo

    Đề xuất điều kiện tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Bộ GD&ĐT đề xuất một số điều kiện đảm bảo tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số.

    Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Thông tư quy định việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số.

    de xuat dieu kien to chuc dao tao cap chung chi tieng dan toc thieu so dspl
    Ảnh minh họa.

    Theo dự thảo này, việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số phải được thực hiện đúng đối tượng, đúng thẩm quyền, đúng nhiệm vụ được giao; phải được quản lý thống nhất và tuân theo quy định về phân cấp quản lý.

    Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số phải có đội ngũ giảng viên, giáo viên đảm bảo số lượng, trình độ như sau:

    Trường đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm; đại học, cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên được giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số phải có ít nhất 04 giảng viên cơ hữu (đối với mỗi thứ tiếng) đạt chuẩn được đào tạo đúng ngành hoặc thuộc khối ngành xã hội - nhân văn và thành thạo các kỹ năng nghe, nói, đọc viết tiếng dân tộc thiểu số.

    Trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên được giao nhiệm vụ bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số phải có đội ngũ giáo viên tốt nghiệp đại học đúng ngành hoặc thuộc khối ngành xã hội - nhân văn và thành thạo các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng dân tộc thiểu số hoặc tốt nghiệp cao đẳng trở lên và có chứng chỉ đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số.

    Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số phải có chương trình chi tiết, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng được xây dựng theo Chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt, ban hành.

    Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số phải có phòng học, bàn ghế, thư viện, phòng chức năng, phòng thực hành và các thiết bị khác theo các quy định hiện hành và đáp ứng yêu cầu chương trình đào tạo, bồi dưỡng.

    Các loại chứng chỉ bao gồm: Chứng chỉ đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số được cấp cho các học viên hoàn thành chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số; Chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số được cấp cho học viên hoàn thành chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.

    Những học viên có điểm trung bình của tất cả bài kiểm tra đạt 5.0 điểm trở lên và không có bài nào dưới 2.0 điểm thì sẽ được công nhận kết quả kiểm tra là đạt và được cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số.

    Các đơn vị có thẩm quyền quản lý, cấp chứng chỉ gồm: Sở GD&ĐT: cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức học tiếng dân tộc thiểu số; các trường cao đẳng sư phạm, đại học sư phạm và đại học có khoa sư phạm: cấp chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số cho giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số.

    Bạch Hiền (t/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/de-xuat-dieu-kien-to-chuc-dao-tao-cap-chung-chi-tieng-dan-toc-thieu-so-a556965.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Gần 30 năm “Thắp sáng ước mơ” cho học sinh dân tộc thiểu số

    Gần 30 năm “Thắp sáng ước mơ” cho học sinh dân tộc thiểu số

    Đã gần nửa đời người, cô giáo Đào Thị Minh Thúy (Trường Hữu Nghị T78) vẫn lặng thầm cống hiến, miệt mài truyền trao kiến thức để mang đến những mầm xanh hy vọng trên những mảnh đất khô cằn, thắp sáng ước mơ cho học sinh dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc tại Thủ đô.