+Aa-
    Zalo

    Dùng xe thư báo để vận chuyển gỗ lậu ở Hà Giang

    (ĐS&PL) - Công an tỉnh Hà Giang vừa phát hiện một xe ô tô tải thùng kín chuyên chở thư báo mang BS 29H-745.56 vận chuyển 19 sản phẩm gỗ có tổng trọng lượng 296,5kg, không có giấy tờ nguồn gốc hợp pháp.

    Trước đó, ngày 4/12, phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Hà Giang bàn giao phương tiện liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá không có hoá đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp tại cửa hàng chuyển phát nhanh Nhất Tín, tổ 5, phường Minh Khai, TP.Hà Giang.

    Kết quả kiểm tra khám phương tiện xác định trên thùng xe vận chuyển 19 sản phẩm, đã được làm nhẵn bề mặt, được gắn các chi tiết, mục đích sử dụng để làm vật trang trí, nghi là gỗ Sa mộc dầu (tên thường gọi là Ngọc Am), có tổng trọng lượng là 296,5kg.

    dung xe thu bao de van chuyen go lau o ha giang
    Cơ quan chức năng kiểm tra số hàng hóa không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp. (Ảnh: Công an Hà Giang)

    Kết quả xác minh, mở rộng cùng với công tác nắm tình hình các cơ sở sản xuất kinh doanh lâm sản trên địa bàn thành phố, cơ quan chức năng phát hiện tại cơ sở sản xuất mộc dân dụng, thuộc tổ 4, phường Ngọc Hà, TP.Hà Giang do Lương Xuân Trường, (SN 1968) làm chủ, tập kết 138 sản phẩm, đã được làm nhẵn bề mặt, được gắn các chi tiết (đế), mục đích sử dụng để làm vật trang trí, trong đó có 90 sản phẩm nghi là gỗ Sa mộc dầu (tên thường gọi là Ngọc Am), có trọng lượng 756kg và 48 sản phẩm là gỗ Sa mu.

    Quá trình làm việc, chủ cơ sở xuất trình được hồ sơ chứng minh nguồn gốc đối với 48 sản phẩm gỗ Sa mu, còn 90 sản phẩm nghi gỗ Sa mộc dầu thì không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc.

    XEM THÊM: Xử lý nhóm thiếu niên thường xuyên “diễu phố” gây náo loạn ban đêm ở Phú Thọ

    Được biết, Ngọc Am là tên gọi của người Việt Nam nói chung về một loại gỗ thuộc họ Hoàng đàn nằm trong bộ Thông với tên khoa học là Cupressus funebrus, đây là loại cây thân gỗ sinh sống chủ yếu ở khu vực núi Hoàng Su Phì cùng với tỉnh Hà Giang của nước ta. Gỗ Ngọc Am thuộc nhóm IA trong danh mục phân loại thực vật quý hiếm (nhóm IA là các loài thực vật rừng đang bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại).

    Hiện, vụ việc trên đang tiếp tục được điều tra, xác minh làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.

    Thành Lâm

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dung-xe-thu-bao-de-van-chuyen-go-lau-o-ha-giang-a602387.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan