+Aa-
    Zalo

    Gần 400 người chết vì sóng thần cao 2 mét ở Indonesia do chủ quan?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Một chuyên gia nhận định người dân Indonesia vốn đã quen với động đất nên có thể đã chủ quan và không đi sơ tán.

    Người dân Indonesia vốn đã quen với động đất nên có thể đã chủ quan và không đi sơ tán.

    Người dân đi ngang qua các thi thể (được che bằng bạt xanh) vào hôm 29/9/2018 - một ngày sau khi thành phố Palu thuộc đảo Sulawesi (Indonesia) bị sóng thần tấn công. Ảnh: Ola Gondronk.

    Theo National Geographic, một trận động đất mạnh 7,5 độ richter gây thiệt hại trên đảo Sulawesi, Indonesia vào chiều ngày 28/9. Nhiều dư chấn và một trận động đất mạnh 6,1 độ richter diễn ra sau đó.

    Trước khi sóng thần xảy ra, Cơ quan Khí tượng, Thời tiết và Địa vật lý Indonesia (BMKG) đã đưa ra cảnh báo sớm cho người dân. Sau đó, lời cảnh báo này đã được rút lại dựa trên các phân tích về mức nước vào lúc ấy. Tuy nhiên, cảnh báo rút được chưa lâu thì các cơn sóng lớn đã ập tới, tàn phá các khu vực ven biển khiến ít nhất gần 400 người chết.

    Đoạn video đăng tải trên mạng xã hội, cho thấy cảnh sóng lớn ập vào, trong khi có đám đông đứng bên ngoài bãi biển.

    [presscloud]4565[/presscloud]

    Khoảnh khắc sóng thần ập vào Indonesia sau động đất 7,5 độ richter.

    Được biết, sóng thần thường được tạo ra bởi sự chuyển động đột ngột của các cơn động đất ngầm lớn tại đường ranh giới của các mảng kiến tạo. Ở Indonesia, động đất không phải là cái gì lạ lẫm. Lý do là quốc gia này nằm trên Vành đai Lửa – nơi diễn ra 90% trận động đất trên thế giới.

    Thế nhưng, những con sóng của ngày hôm qua (28/9) lại có diễn biến bất thường, khác với dự đoán của các cơ quan khí tượng, thời tiết.

    Nhưng những cơn sóng thần dữ dội xuất hiện là điều không ai ngờ đến. “Chúng tôi hoàn toàn bất ngờ”, Baptiste Gombert, một chuyên gia địa vật lý ở Đại học Oxford, Anh nói.

    Gombert nhấn mạnh rằng địa chất ở Indonesia rất phức tạp. Vậy nên để dự đoán chính xác những gì xảy ra là rất khó khăn.

    Người dân Indonesia vốn đã quen với động đất nên có thể đã chủ quan và không đi sơ tán. Gombert nói sóng thần ập vào Indonesia thậm chí có thể đã cao tới 5 mét.

    Janine Krippner, chuyên gia nghiên cứu núi lửa tại Đại học Concord cho rằng, sóng thần có thể đã dâng cao bất ngờ trước khi ập vào bờ. Nhưng Krippner thừa nhận rằng vẫn còn nhiều điểm chưa thể giải thích xung quanh thảm họa này.

    Chính quyền Indonesia hối thúc người dân nằm trong vùng ảnh hưởng của động đất, sóng thần, nhanh chóng rời nhà cửa đi sơ tán.

    “Mọi người cần phải cảnh giác cao độ”, phát ngôn viên Cơ quan Ứng phó Thảm họa Quốc gia Indonesia, Sutopo Purwo Nugroho nói. “Ẩn nấp trong nhà hay tòa nhà cao tầng cũng không an toàn vì dư chấn sau động đất. Mọi người tốt nhất là hãy sơ tán, đến nơi an toàn ở sâu trong đất liền”.

    Thu Hằng(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/gan-400-nguoi-chet-vi-song-than-cao-2-met-o-indonesia-do-chu-quan-a245873.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan