+Aa-
    Zalo

    Gia Lai: Kiên quyết xử phạt đối với một công ty Trung Quốc

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Vừa qua, UBND tỉnh Gia Lai đã ra quyết định xử phạt 60 triệu đồng đối với một Công ty Trung Quốc do vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

    (ĐSPL) - Vừa qua, UBND tỉnh Gia Lai đã ra quyết định xử phạt 60 triệu đồng đối với một Công ty Trung Quốc do vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

    Được biết, đây không phải lần đầu tỉnh Gia Lai quyết liệt xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam của doanh nghiệp Trung Quốc.

    Theo đó, để thi công dự án nhiệt điện bã mía tại thị xã Ayun Pa (Gia Lai), Công ty hữu hạn Xây lắp số 1 - Tập đoàn Xây dựng công trình Quảng Tây (Trung Quốc) đã đưa 20 lao động nước ngoài, trong đó có lao động Trung Quốc vào làm việc nhưng chưa được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

    Trước sự việc này vài ngày, Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Ba Đình Hà Nội cũng đã bị UBND tỉnh Gia Lai phạt 75 triệu vì đưa hai lao động Trung Quốc vào làm việc ‘chui’ tại mỏ quặng ở xã Chư Mố, huyện Ia Pa (Gia Lai) khi chưa được sự đồng ý của cơ quan chức năng.

    Theo lời của cơ quan chức năng, Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Ba Đình Hà Nội được sự ủy quyền, chuyển nhượng của Tập đoàn Đức Long Gia Lai tiến hành khai thác mỏ khoảng sản trong vùng rừng thuộc xã Chư Mố, huyện Ia Pa (Gia Lai).

    Khu vực hầm khai thác khoáng sản trái phép tại xã Chư Mố (huyện Ia Pa, Gia Lai). Ảnh: Tuổi trẻ

    Khi đưa hai lao động này vào làm việc, đơn vị sử dụng lao động đã lấy lý do "đi du lịch" để nhập cảnh qua đường ngoại giao vào Việt Nam. Ngoài việc xử phạt hành chính đối với đơn vị sử dụng lao động, Công an tỉnh Gia Lai cũng xử phạt trực tiếp hai lao động này.

    Cũng tại Gia Lai, vào năm 2014, chính quyền sở tại đã thẳng tay xử lý người Trung Quốc lén lút thuê đất trồng dưa hấu không hạt. Theo đó, tại các huyện Ayun Pa, Ia Pa, Kông Chro, Chư Prông và thị xã An Khê xuất hiện những thương nhân Trung Quốc đến khảo sát, thuê đất với mục đích trồng dưa hấu không hạt.

    Họ đặt cọc tiền thu mua dưa hấu qua các tiểu thương với giá cao gấp 2-3 lần so với giá trong nước, nhằm xuất khẩu sang Trung Quốc. Điều đáng nói là người Trung Quốc còn dẫn theo các tiểu thương từ các tỉnh khác đến nhằm thuận tiện cho việc thu mua sau khi thu hoạch.

    Tuy nhiên khi chưa kịp làm ‘hợp đồng’ với nông dân thì các đối tượng này đã bị CA tỉnh phối hợp cùng chính quyền tạm giữ, trục xuất ra khỏi địa bàn.

     


    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/gia-lai-kien-quyet-xu-phat-doi-voi-mot-cong-ty-trung-quoc-a86500.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan