+Aa-
    Zalo

    Giàn khoan HD-981 đẩy quan hệ Trung-Việt xuống mức thấp nhất

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Quyết định của Trung Quốc đưa giàn khoan lớn nhất vào vùng biển Việt Nam đã đẩy quan hệ Trung-Việt xuống mức thấp nhất.

    (ĐSPL) - Quyết định của Trung Quốc đưa giàn khoan lớn nhất vào vùng biển Việt Nam đã đẩy quan hệ Trung-Việt xuống mức thấp nhất và đánh động các nước ven Biển Đông.
    Quan hệ Việt–Trung vốn đã có nhiều bất hòa về vấn đề khai thác dầu khí ở Biển Đông đang tranh chấp. Cả hai bên đều cáo buộc lẫn nhau có hành động đâm tàu. Đây có thể coi là giai đoạn tồi tệ nhất của quan hệ Việt–Trung trong những năm gần đây.
    Trung Quốc không nên “đánh thức con rồng đang ngủ”

    Tàu cảnh sát biển Trung Quốc khuấy động Biển Đông.

    Từ nhiều năm nay, Việt Nam đã cố gắng để mở các cuộc đàm phán với Trung Quốc về biển đảo. Tuy nhiên, bất cứ khi nào phía Việt Nam đưa vấn đề Hoàng Sa ra thảo luận đều bị Bắc Kinh gạt đi vì cho rằng Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo này và không có gì phải bàn cãi.
    Wu Shicun - Chủ tịch Viện Nghiên cứu Biển Đông, một chuyên gia của chính phủ Trung Quốc - nói rằng Trung Quốc sẽ không lùi bước đối với những gì thuộc quần hòn đảo mà nước này gọi là Tây Sa.
    “Tôi nghĩ Trung Quốc sẽ tiếp tục tiến về phía trước với những gì đã được lên kế hoạch, bất chấp phía Việt Nam nói và làm gì”, Wu trả lời với Reuters.
    Mặc dù chưa có con số chính xác về tài nguyên dưới đáy biển, nhưng Biển Đông được coi là có nhiều tiềm năng dầu mỏ và khí đốt.
    Những vấn đề đáng lo ngại
    Các chuyên gia phân tích của Việt Nam đã theo dõi chặt chẽ việc xây dựng và triển khai ban đầu của các giàn khoan, đặc biệt là HD-981, trong hai năm qua.
    Tuy nhiên các nhà phân tích cũng nói rằng sẽ không có bất cứ một sự bảo đảm dài hạn hay sự hỗ trợ thực tế dành cho Việt Nam về vấn đề Biển Đông. Thậm chí, ngay cả khi Trung Quốc có những hành động khiêu khích Việt Nam, thì  Mỹ vẫn chỉ kêu gọi hai bên đàm phán hòa bình về vấn đề chủ quyền.
    Mỹ không trực tiếp ra mặt để bênh vực Việt Nam như đã từng làm với Nhật Bản và Phillipines trong các vụ tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trước đây.
    Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia về Biển Đông tại Học viện Quốc phòng Australia, nói: “Trung Quốc dường như đã cố tình gây tổn thất lớn cho Việt Nam. Một số nước sẽ đứng ngoài vụ việc này bởi vì cho rằng đó không phải là vấn đề của họ”.
    Ian Storey, một nhà phân tích an ninh khu vực ở Singapore, cho rằng Việt Nam không thể lùi bước. Ông Ian Storey dự đoán: "Trong một vài tháng tới, căng thẳng sẽ ngày càng bị đẩy lên cao. Điều này có thể dẫn tới cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong quan hệ Trung-Việt kể từ sau chiến tranh biên giới năm 1979”.
    Những rắc rối về vấn đề pháp lý
    Về mặt lý thuyết, không có biện pháp dễ dàng để có thể sắp xếp ổn thỏa các cuộc đàm phán về vấn đề đặc quyền kinh tế (EEZ), như Trung Quốc và Việt Nam đã đạt được ở Vịnh Bắc Bộ.
    Việt Nam chính thức phản đối việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan nổi HD-981 trên vùng biển Việt Nam và khẳng định địa điểm đó là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982. UNCLOS  chỉ cho phép các nước có quyền đánh bắt cá và khai thác tài nguyên trong vùng   đặc quyền kinh tế, nhưng không ngăn cấm tàu bè nước ngoài qua lại.
    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc bao biện rằng vị trí hạ đặt giàn khoan HD-981 “hoàn toàn nằm trong vùng biển của quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc”, trong khi các nhà phân tích Trung Quốc lưu ý vị trí đó cách đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa (mà Trung Quốc đã đánh chiếm của Việt Nam năm 1974) 17 hải lý về phía Tây.
    Các chuyên gia pháp lý quốc tế cho biết vấn đề chủ quyền chồng chéo của khu vực này chỉ là một trong những biến chứng pháp lý, phản ánh sự rối ren của lịch sử Chiến tranh Lạnh.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/gian-khoan-hd-981-day-quan-he-trung-viet-xuong-muc-thap-nhat-a32297.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan