+Aa-
    Zalo

    Giáo sĩ Gulen bị nghi đứng sau vụ ám sát Đại sứ Nga

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - “Có nhiều dấu hiệu” cho thấy kẻ ám sát Đại sứ Nga có liên hệ với Giáo sĩ Gulen, và tập trung theo hướng làm rõ mối quan hệ này.

    (ĐSPL) – Hôm 19/12, giới chức an ninh Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố, “có nhiều dấu hiệu” cho thấy kẻ ám sát Đại sứ Nga có liên hệ với Giáo sĩ Gulen, và tập trung theo hướng làm rõ mối quan hệ này.

    Theo Vnexpress, Reuters dẫn lời quan chức này cho biết, các cuộc điều tra hiện nay tại Thổ Nhĩ Kỳ đang tập trung vào mối liên hệ của kẻ ám sát này với mạng lưới những người ủng hộ Giáo sĩ Gulen mà Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ gọi là “Tổ chức Khủng bố theo Chủ nghĩa Gulen”- gọi tắt là FETO.

    “Những người mà hắn từng sinh sống cùng đã bị bắt vì có liên quan đến FETO. Những người mà hắn tốt nghiệp cùng cũng nằm trong một đội của FETO”, quan chức này nói thêm.

    Giáo sĩ Gulen bị Thổ Nhĩ Kỳ nghi đứng đằng sau vụ ám sát Đại sứ Nga. - Ảnh: Reuters.

    Hơn thế nữa, theo thông tin mà chúng tôi có được, những người giúp hắn vào được trường đại học cũng là người của FETO. Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy hắn là người của FETO. Cuộc điều tra hiện nay của chúng tôi hoàn toàn tập trung theo hướng này”.

    Quan chức này còn tiết lộ thêm rằng, kẻ ám sát Đại sứ Nga đã từng xin nghỉ trong 3 ngày, từ ngày 15-17/7, thời điểm diễn ra cuộc đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này cho thấy hắn có thông tin trước về vụ việc nói trên.

    Trong khi đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho biết, kẻ sát nhân là thành viên của lực lượng cảnh sát bạo động Ankara và đã làm việc cho lực lượng này được 2 năm rưỡi.

    Theo Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, Giáo sĩ Gulen đã bị trục xuất hồi năm 1999 và hiện đang sống lưu vong tại bang Pennsylvania. Tại thời điểm bị trục xuất, ông Gulen bị cáo buộc “thành lập một mạng lưới song song” trong lực lượng cảnh sát, quân đội nhằm lật đổ chính quyền. Tuy nhiên, ông Gulen đã bác bỏ cáo buộc này.

    Liên quan đến vụ ám sát Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ, cố vấn của Giáo sĩ Gulen, ông Aslandogan nhấn mạnh, những cáo buộc của giới chức Thổ Nhĩ Kỳ là “nực cười” và chỉ để che giấu sự yếu kém về an ninh. “Bản thân ông Gulen lên án mạnh mẽ hành động đê hèn này”, ông Aslandogan khẳng định.

    Theo Tiền Phong, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cũng lên án vụ việc và kêu gọi trừng phạt “thủ phạm, tổ chức và những kẻ đứng đằng sau hành động khủng bố trên”.

    Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng ngay lập tức lên án vụ ám sát Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ và tuyên bố Washington sẵn sàng giúp Moscow và Ankara điều tra vụ tấn công này.

    “Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ Nga và Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành điều tra vụ tấn công hèn hạ này, đồng thời cũng là cuộc tấn công nhằm vào quyền được đảm bảo an toàn, an ninh của tất cả các nhà ngoại giao”, Ngoại trưởng Kerry cho biết.

    Các Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) cũng lên án hành đông ám sát Đại sứ Nga.

    Điều 360, Luật Hình sự Liên bang Nga

    Ám sát một người hoặc tổ chức được nhận sự bảo vệ quốc tế

    1. Ám sát một người là đại diện của quốc gia, hoặc một nhân viên của tổ chức quốc tế mà được nhận sự bảo hộ quốc tế, hoặc tấn công xe chở của người được nhận sự bảo hộ quốc tế thì bị tước tự do đến 5 năm.

    2. Các hành vi phạm tội mục đích kích động chiến tranh hoặc làm phức tạp quan hệ quốc tế sẽ bị phạt bằng cách tước quyền tự do từ 3 đến 7 năm.

    Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được dịch từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo.

    Link nguồn: http://www.wipo.int/

    (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/giao-si-gulen-bi-nghi-dung-sau-vu-am-sat-dai-su-nga-a175003.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan