+Aa-
    Zalo

    Hà Nam – Giải quyết việc làm đảm bảo an sinh xã hội

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Thời gian qua, tỉnh Hà Nam đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp giải quyết việc làm (GQVL) cho người lao động trên địa bàn. Cùng với đó, chương trình GQVL....

    Thời gian qua, tỉnh Hà Nam đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp giải quyết việc làm (GQVL) cho người lao động trên địa bàn. Cùng với đó, chương trình GQVL đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, các cấp, ngành, các tổ chức chính trị-xã hội, các doanh nghiệp, sự tham gia của các tầng lớp nhân dân và của chính người lao động. Qua đó, công tác GQVL, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống của người lao động trong tỉnh đã đạt những kết quả đáng ghi nhận, góp phần tích cực vào việc ổn định và phát triển kinh tế-xã hội.

    Hà Nam có tốc độ phát triển công nghiệp khá cao. Quy mô nền kinh tế phát triển tăng trưởng mạnh mẽ. Cơ cấu kinh tế chuyển biến rõ rệt, Hà Nam hiện là cửa ngõ phía Nam của Thủ đô Hà Nội, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, nằm trên huyết mạch giao thông Bắc - Nam với hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy thuận lợi, cùng với cầu Yên Lệnh, cầu Thái Hà tạo cho Hà Nam lợi thế mới để mở rộng giao lưu hợp tác với các tỉnh Đông bắc và ra cảng biển Hải Phòng. Tận dụng lợi thế đó để tự tin và vươn lên tạo dựng cơ nghiệp, phát triển kinh tế xã hội theo hướng chất lượng, toàn diện, tăng tốc và bền vững. Tỉnh chú trọng đào tào nguồn nhân lực chất lượng cao bám sát yêu cầu của thị trường lao động và nhu cầu của doanh nghiệp…

    Đào tạo nghề cho lao động theo nhu cầu của thị trường 

    Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XIX đặt ra chỉ tiêu trong giai đoạn 2015 – 2020, mỗi năm tỉnh giải quyết việc làm mới cho 16 nghìn lao động, đến năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn tỉnh đạt 70%. Theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Nam, với 23 cơ sở đào tạo nghề trong toàn tỉnh, mỗi năm đào tạo hàng ngàn lao động có trình độ, tay nghề đáp ứng cho thị trường lao động trong tỉnh và khu vực. Hàng năm số lao động được giải quyết việc làm mới đều vượt chỉ tiêu, đặc biệt trong năm 2019 toàn tỉnh Hà Nam giải quyết việc làm mới cho 23 nghìn lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày càng chiếm tỷ lệ cao.

    Bên cạnh đó, để thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu trên, tỉnh đã có nhiều cơ chế, chính sách phát huy các nguồn lực, thu hút các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài vào các ngành nghề và trên nhiều lĩnh vực. Để đẩy mạnh công nghiệp hóa nông thôn và góp phần hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Để phần nào đáp ứng nguồn vốn vay cho người nghèo và các đối tượng chính sách giúp họ thay đổi cuộc sống, chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã và đang phối hợp với NHCSXH tạo điệu kiện cho người dân vay vốn tạo việc làm, duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống địa phương. Kết quả: 6 tháng đầu năm 2020, toàn tỉnh GQVL mới cho 10.103 người (đạt 60% KH năm)  trong đó lao động nữ là 4.092 người; XKLĐ được 205 người; Giải quyết việc làm thêm cho 11.379 người.

    Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 như: tăng cường hoạt động giao dịch việc làm, tư vấn, giới thiệu việc làm trực tuyến để kết nối cung - cầu lao động; thông báo cho người lao động được gửi hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp qua đường bưu điện, thông báo về việc tìm kiếm việc làm hàng tháng được thực hiện dưới hình thức gián tiếp. Số hồ sơ nộp đề nghị hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp là  3.242 hồ sơ, thẩm định và ra quyết định cho 2.227 người lao động hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp (trong đó: nữ 1.566 người). Hoạt động sàn giao dịch việc làm đã góp phần thúc đẩy thị trường lao động tại địa phương phát triển, thu hút đông đảo các cấp, ngành tham gia và trở thành địa chỉ tin cậy của các nhà tuyển dụng cũng như người tìm việc.

    Công tác GQVL đã đạt được kết quả mới, cho thấy rõ đây chính là sự nỗ lực của các sở, ngành chức năng và các địa phương trong việc đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về các chủ trương, chế độ chính sách ưu đãi, pháp luật của Nhà nước đối với công tác đào tạo nghề, GQVL cho người lao động; về quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động trong việc học nghề, tự tạo việc làm, tăng thu nhập và phát triển kinh tế gia đình. 

    Từ đó, các cấp, ngành, các tổ chức chính trị-xã hội, các doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân và chính người lao động đã tích cực thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách và giải pháp về GQVL, giúp tỉnh khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về nguồn lực lao động; giúp người lao động có việc làm, thu nhập ổn định, bảo đảm cuộc sống cho gia đình, góp phần giảm nghèo bền vững. Những kết quả đạt được cũng là cơ sở, nền tảng để tỉnh tiếp tục đề xuất các chính sách, giải pháp GQVL cho lao động trong những năm tiếp theo./.

    Tất Thắng - Thu Phương

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ha-nam-giai-quyet-viec-lam-dam-bao-an-sinh-xa-hoi-a335539.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan