+Aa-
    Zalo

    Hà Nội đối thoại, tháo gỡ khó khăn, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sự kiện "Đối thoại với doanh nghiệp" chính là sự chung tay giữa chính quyền thành phố và cộng đồng doanh nghiệp để cùng vượt qua khó khăn.

    Sự kiện "Đối thoại với doanh nghiệp" chính là sự chung tay giữa chính quyền thành phố và cộng đồng doanh nghiệp để cùng vượt qua khó khăn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững.

    Vào chiều 16/4, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ sẽ chủ trì hội nghị “Đối thoại với doanh nghiệp” để tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn, giúp doanh nghiệp trên địa bàn ổn định sản xuất.

    Hội nghị dự kiến có sự tham dự của lãnh đạo bộ Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung; phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); lãnh đạo các sở, ban, ngành Hà Nội...

    Hội nghị có sự tham dự của trên 65 đơn vị đại diện các Hiệp hội doanh nghiệp (hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Thành phố, hiệp hội bán lẻ TP. Hà Nội, hiệp hội du lịch Hà Nội), các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn TP. Trong đó, có sự tham gia của các công ty/tập đoàn lớn hoạt động trên nhiều lĩnh vưc như: VinGroup, SunGroup, FLC, T&T, BRG, Him Lam, Geleximco, Vinamilk...

    Hà Nội đối thoại với doanh nghiệp để phục hồi kinh tế. Ảnh minh họa

    Theo số liệu thống kê, quý I/2020, tăng trưởng kinh tế của Thủ đô vẫn duy trì, song do hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch Covid-19, nên hầu hết các chỉ tiêu tăng trưởng đều thấp hơn so với cùng kỳ năm 2019.

    Trong đó, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 3,72% là mức tăng thấp so với cùng kỳ nhiều năm gần đây. Các hoạt động xuất, nhập khẩu, lưu thông, vận chuyển hàng hóa, hành khách và nhiều lĩnh vực dịch vụ như y tế, giáo dục, lưu trú, du lịch, giải trí, nhà hàng, khách sạn... bị ảnh hưởng rõ rệt. Nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, kinh doanh hoặc tạm ngừng hoạt động.

    Tính riêng 3 tháng đầu năm, số doanh nghiệp đăng ký ngừng hoạt động là 4.240 đơn vị (tăng 36% so với cùng kỳ năm 2019); số lao động thất nghiệp đến nộp hồ sơ để hưởng bảo hiểm thất nghiệp là 13.215 người, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm 2019. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 2.744 triệu USD, giảm 18,1%; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 5.832 triệu USD, giảm 21,3%...

    Đứng trước những khó khăn đó, Hà Nội đã có những giải pháp, chính sách hết sức quan trọng để hỗ trợ các doanh nghiệp, người dân ứng phó với đại dịch. Ngày 03/4, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 31-CT/TU về “Thực hiện lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn Thủ đô”.

    Vì vậy, TP. Hà Nội tổ chức “Đối thoại với doanh nghiệp” nhằm lắng nghe ý kiến phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp và tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, ổn định an sinh xã hội, ứng phó với dịch bệnh, phục hồi kinh tế Thủ đô trong thời gian tới.

    Vũ Đậu (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ha-noi-doi-thoai-thao-go-kho-khan-giup-doanh-nghiep-on-dinh-san-xuat-a319787.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan