+Aa-
    Zalo

    Hôm nay (3/11): Quốc hội thảo luận nhiều vấn đề chưa thống nhất về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi

    (ĐS&PL) - Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, sáng 03/11, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.

    Theo thông tin trên Cổng thông tin điện tử Quốc hội, trước khi thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

    Tại phiên họp, Cơ quan trình và cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

    Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo giải trình một số vấn đề lớn tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), cụ thể, ngày 02/11/2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã có Báo cáo số 678/BC-UBTVQH15 (400 trang) về tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) gửi các vị đại biểu Quốc hội (ĐBQH). 

    hom nay 3 11 quoc hoi thao luan nhieu van de chua thong nhat ve du thao luat dat dai sua doi4
    Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ Ảnh: Cổng thông tin điện tử Quốc hội.

    Về các nội dung có 1 phương án: Về thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng (Điều 78 và Điều 79). Tiếp thu các ý kiến và trên cơ sở Báo cáo số 598/BC-CP, dự thảo Luật bổ sung trường hợp thu hồi đất để “thực hiện các dự án đã được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật”. Theo quy định này các dự án của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc các trường hợp quy định từ khoản 1 đến khoản 30 của Điều 79 nhưng nếu được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư thì sẽ thực hiện thu hồi đất.

    Tiếp thu các ý kiến và trên cơ sở Báo cáo số 598/BC-CP, dự thảo Luật bổ sung quy định về “thực hiện các dự án, công trình vì mục đích lợi ích quốc gia, công cộng không thuộc các trường hợp quy định từ khoản 1 đến khoản 31 của Điều này thì Quốc hội sửa đổi, bổ sung về các trường hợp thu hồi đất của Luật này theo trình tự, thủ tục rút gọn”.

    Về điều kiện về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng liên quan (khoản 3 Điều 80 và khoản 5 Điều 87)

    hom nay 3 11 quoc hoi thao luan nhieu van de chua thong nhat ve du thao luat dat dai sua doi
    Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Quốc hội.

    Tiếp thu các ý kiến và trên cơ sở Báo cáo số 598/BC-CP, dự thảo Luật đã bổ sung về một trong những trường hợp đáp ứng điều kiện đã hoàn thành việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc bố trí tái định cư để ban hành quyết định thu hồi đất là sau khi “người có đất bị thu hồi tự nguyện bàn giao đất cho Nhà nước và đã được bố trí tạm cư hoặc được chi trả kinh phí tạm cư” (khoản 5 Điều 87) nhằm khuyến khích người dân tự nguyện bàn giao diện tích đất bị thu hồi, góp phần đẩy nhanh công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, cũng là góp phần giúp dự án đầu tư sớm được triển khai trên thực tế mà vẫn bảo đảm yêu cầu hạn chế ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt của người dân.

    Về đối tượng được sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế (khoản 1 Điều 202), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, ngày 29/8/2023, Chính phủ có Báo cáo số 411/BC-CP gửi Quốc hội về kết quả thực hiện Nghị quyết số 132/2020/QH14. Đến ngày 23/10/2023, dự thảo Luật kèm theo Báo cáo số 598/BC-CP bổ sung đối tượng “doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý” để phù hợp với thực tế một số doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh (QPAN) sau khi thực hiện thủ tục công nhận lại theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật số 03/2022/QH15 và Nghị định số 16/2023/NĐ-CP ngày 25/4/2023 về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ QPAN và doanh nghiệp kết hợp kinh tế với QPAN thì không được công nhận lại là doanh nghiệp trực tiếp phục vụ QPAN mà là doanh nghiệp kết hợp kinh tế với QPAN trong khi thực tế đang quản lý, sử dụng đất QPAN kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế.

    UBTVQH đề nghị Chính phủ làm rõ đối tượng này là “doanh nghiệp kết hợp kinh tế với QPAN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý” hay bao gồm cả doanh nghiệp kết hợp kinh tế với QPAN do Nhà nước nắm giữ từ 50% đến dưới 100% vốn; cân nhắc việc mở rộng đối tượng áp dụng không phù hợp với nguyên tắc luật hóa các quy định của Nghị quyết số 132/2020/QH14 có tính chất thí điểm với đối tượng áp dụng và phạm vi áp dụng giới hạn. 

    Bên cạnh đó, đề nghị Chính phủ chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất QPAN kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế bảo đảm các mục tiêu quản lý nhà nước, không để xảy ra tình trạng thất thoát, sai phạm, ảnh hưởng đến các nhiệm vụ QPAN, cơ quan có thẩm quyền phê quyệt có trách nhiệm bảo đảm chặt chẽ trong quá trình phê duyệt phương án sử dụng đất, các doanh nghiệp được phê duyệt phương án chịu trách nhiệm về tổ chức thực hiện các phương án sử dụng đất bảo đảm hiệu quả.

    Ủy ban Thường vụ cũng giải trình, tiếp thu các nội dung có 02 phương án và xin ý kiến Quốc hội về các nội dung: về quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài (khoản 5 Điều 4, điểm e khoản 1 Điều 28, điểm đ khoản 1 Điều 37, Điều 44, khoản 1 Điều 181, khoản 4 Điều 184, khoản 1 Điều 188); Về quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng đất thuê trả tiền hằng năm (Điều 34); Về cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng đất trồng lúa (khoản 7 Điều 45); Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Chương V); Về nguyên tắc lập và phê duyệt quy hoạch sử dụng đất các cấp (khoản 9 Điều 60); Về chỉ tiêu sử dụng đất được xác định trong nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và cấp huyện (Điều 65 và Điều 66); Về tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh, chỉ tiêu sử dụng đất cấp huyện (Điều 76).

    Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng xin ý kiến về các quy định có 02 phương án về: Thực hiện dự án nhà ở thương mại, dự án hỗn hợp nhà ở và kinh doanh thương mại, dịch vụ (khoản 27 Điều 79, điểm b khoản 1 Điều 126, điểm a khoản 1 Điều 127, khoản 1 và khoản 6 Điều 128); Về phát triển, khai thác và quản lý quỹ đất (Chương VIII); Về Quỹ phát triển đất (Điều 115); Về Tổ chức phát triển quỹ đất (Điều 116); Về mối quan hệ giữa các trường hợp thu hồi đất và thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất, đang có quyền sử dụng đất (khoản 1 và khoản 6 Điều 128);

    Về mối quan hệ giữa các trường hợp thu hồi đất và thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất đối với dự án phát triển kinh tế - xã hội không sử dụng vốn ngân sách nhà nước (riêng dự án nhà ở thương mại phải đáp ứng thêm điều kiện về loại đất) (điểm b khoản 1 Điều 128); Về mối quan hệ giữa các trường hợp thu hồi đất và đang có quyền sử dụng đất đối với dự án phát triển kinh tế - xã hội (riêng dự án nhà ở thương mại phải đáp ứng thêm điều kiện về loại đất) (khoản 6 Điều 128);

    Về cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất không vi phạm pháp luật về đất đai, không thuộc trường hợp giao đất trái thẩm quyền (Điều 139); Về tiền thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm (khoản 3 Điều 154); Về phương pháp định giá đất và các trường hợp, điều kiện áp dụng (Điều 159); Về hoạt động lấn biển (Điều 191); Về quyền và nghĩa vụ của đơn vị, doanh nghiệp quân đội, công an khi sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế (khoản 3 Điều 202)...

    Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi sau khi được tiếp thu, chỉnh lý gồm 16 chương và 265 điều. So với dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, dự thảo Luật đã bỏ 4 điều, bổ sung 6 điều, sửa đổi 229 điều. Quốc hội dự kiến thông qua luật này trong kỳ họp thứ 6.

    Bảo An

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hom-nay-3-11-quoc-hoi-thao-luan-nhieu-van-de-chua-thong-nhat-ve-du-thao-luat-dat-dai-sua-doi-a597906.html
    ĐBQH đề xuất mua lại các trạm BOT lỗ để Nhà nước quản lý

    ĐBQH đề xuất mua lại các trạm BOT lỗ để Nhà nước quản lý

    Tại phiên thảo luận sáng 2/11, trong chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, đại biểu Phạm Văn Thịnh (đoàn Bắc Giang) đã đưa ra một số kiến nghị về lĩnh vực đầu tư dự án hạ tầng giao thông, và đề xuất những giải pháp Nhà nước giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn vướng mắc đặc biệt là về vốn.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    ĐBQH đề xuất mua lại các trạm BOT lỗ để Nhà nước quản lý

    ĐBQH đề xuất mua lại các trạm BOT lỗ để Nhà nước quản lý

    Tại phiên thảo luận sáng 2/11, trong chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, đại biểu Phạm Văn Thịnh (đoàn Bắc Giang) đã đưa ra một số kiến nghị về lĩnh vực đầu tư dự án hạ tầng giao thông, và đề xuất những giải pháp Nhà nước giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn vướng mắc đặc biệt là về vốn.

    ĐBQH đề xuất lương giáo viên ở mức cao nhất trong khối hành chính sự nghiệp

    ĐBQH đề xuất lương giáo viên ở mức cao nhất trong khối hành chính sự nghiệp

    Tại phiên thảo luận các vấn đề kinh tế-xã hội trong chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, ĐBQH Hà Ánh Phượng, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ đã đưa ra những đề xuất về việc tăng lương và phụ cấp đối với giáo viên, nhân viên trường học nhằm đảm bảo cuộc sống, giúp giáo viên yên tâm cống hiến với nghề.