+Aa-
    Zalo

    Hút thuốc là hành vi tự hủy hoại sức khỏe và gây ô nhiễm môi trường sống trong lành

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐS&PL) Hôm nay (31/5) là Ngày Thế giới không thuốc lá với chủ đề “Thuốc lá và các bệnh về phổi”.

    (ĐS&PL) Hôm nay (31/5) là Ngày Thế giới không thuốc lá với chủ đề “Thuốc lá và các bệnh về phổi”. Đây là dịp để cộng đồng quốc tế chung tay gióng lên hồi chuông báo động về những tác hại khủng khiếp mà thuốc lá gây ra cho sức khỏe con người và hủy hoại môi trường sống trong lành.

    Ngày Thế giới không thuốc lá 2019 sẽ tập trung làm rõ những tác hại do thuốc lá gây ra đối với sức khỏe lá phổi của người dân trên toàn thế giới. Chẳng hạn, hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. Sử dụng thuốc lá là nguyên nhân gây ra hơn 2/3 số ca tử vong do ung thư phổi trên toàn cầu. Hút thuốc thụ động tại nơi làm việc, tại nhà, trong môi trường khép kín... cũng làm tăng nguy cơ ung thư phổi cho người không hút thuốc, nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc. Bỏ thuốc lá giúp làm giảm nguy cơ mắc ung thư phổi: Người bỏ thuốc lá sau 10 năm nguy cơ bị ung thư phổi giảm xuống khoảng một nửa so với người hút thuốc.

    Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, sử dụng thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về phổi, điển hình là ung thư phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. 90% trong số hơn 600.000 người mắc ung thư phổi hằng năm trên thế giới có hút thuốc lá. Hút thuốc còn là nguyên nhân của 75% ca bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tại Việt Nam, theo số liệu của Bệnh viện K, tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi do hút thuốc lá chiếm đến 96,8%.

    Ở Việt Nam, công tác phòng chống tác hại của thuốc lá sớm được luật hóa để kịp thời điều chỉnh hành vi. Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (có hiệu lực từ năm 2013) đã quy định cấm hút thuốc lá nơi công cộng, gồm có cơ sở y tế, trường học, nơi làm việc, bến xe… Tại Điều 22 Nghị định 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14-11-2013 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế, quy định: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi như hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm; bỏ mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định khi hút thuốc lá ở những địa điểm được phép hút… Thế nhưng, đến nay, sau 6 năm, cả nước mới có khoảng 40 trường hợp hút thuốc lá nơi công cộng bị xử lý, cho thấy quy định chưa được thực thi hiệu quả. Nguyên nhân là do thẩm quyền xử lý vi phạm thuộc cơ quan thanh tra y tế, nhưng lực lượng này quá mỏng, trong khi tình trạng vi phạm hút thuốc lá nơi công cộng lại phổ biến.

    Theo một nghiên cứu của Bệnh viện K, tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá chiếm 96,8%. Ngoài ra, hút thuốc còn là nguyên nhân của 75% ca bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Số trường hợp tử vong do các bệnh không lây nhiễm chiếm 73% tổng số ca tử vong do bệnh tật và thương tích ở Việt Nam, mà một trong những nguyên nhân là do tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao.

    Trong những năm vừa qua các đối tượng mắc ung thư phổi chủ yếu ở lứa tuổi trên 50. Tại bệnh viện K đã ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh khi tuổi đời còn rất trẻ, có trường hợp một trẻ 15 tuổi đã tử vong do ung thư phổi sau 2 năm điều trị. Nguyên nhân dẫn đến cháu bé trên bị ung thư phổi được xác định là có bố hút thuốc lá trung bình mỗi ngày hút một bao khiến cháu bị ảnh hưởng (gọi là hút thuốc lá thụ động).

    Nhiều chuyên gia chỉ ra rằng, nguy cơ bị ung thư phổi của những người hút thuốc cao gấp 10 lần so với những người không hút. Khói tỏa ra từ đầu điếu thuốc chứa chất độc cao gấp 21 lần so với khói từ người hút thở ra. Trong khói thuốc, có khoảng 7.000 chất hóa học, trong đó có 70 chất được xếp vào loại gây ung thư. Khói thuốc lá vẫn có thể tồn tại trong không khí ngay cả khi không còn nhìn thấy hoặc ngửi thấy. Đáng chú ý, khói thuốc sẽ gây ảnh hưởng trong phạm vi 7-10m. Do đó, ngay cả khi ở rất xa thì người hút thụ động vẫn gặp những nguy cơ về sức khỏe không kém những người đang hút thuốc.

    Dẫn một nghiên cứu gần đây, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) cho hay, Việt Nam có 33 triệu người không hút thuốc, nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc tại nhà và hơn 5 triệu người không hút thuốc thường xuyên hít phải khói thuốc tại nơi làm việc.

    Nhân dịp này, đại diện WHO tại Việt Nam đưa ra khuyến nghị, nếu bạn yêu bản thân, yêu gia đình và cộng đồng xung quanh, hãy ngừng hút thuốc lá ngay từ hôm nay. Tại lễ mít tinh Ngày thế giới không thuốc lá 31-5, Bộ Y tế kêu gọi bỏ thuốc lá, nhằm ngăn ngừa và làm chậm sự phát triển của các bệnh do hút thuốc gây ra, vì sức khỏe của bản thân mỗi người và cả cộng đồng.

    Xuân Nguyên/Sức Khỏe 365

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hut-thuoc-la-hanh-vi-tu-huy-hoai-suc-khoe-va-gay-o-nhiem-moi-truong-song-trong-lanh-a277821.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.