+Aa-
    Zalo

    Indonesia: Đối thủ mới của Trung Quốc ở Biển Đông?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Bằng cách quyết định triển khai trực thăng tấn công AH-64 ở Kepulauan Natuna, Indonesia đã trở thành một đối thủ tiềm năng mới của Trung Quốc ở Biển Đông.

    (ĐSPL) - Bằng cách quyết định triển khai trực thăng tấn công AH-64 ở Kepulauan Natuna, Indonesia đã trở thành một đối thủ tiềm năng mới của Trung Quốc ở Biển Đông.
    Indonesia: Đối thủ mới của Trung Quốc ở Biển Đông?

    Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono quyết định triển khai trực thăng tấn công AH-64 Apache ở đảo Natuna cách quần đảo Trường Sa khoảng 200 km.

    Đó là nhận định của Hoàn cầu thời báo, một tờ báo lá cải trực thuộc Nhân dân nhật báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
    Theo báo điện tử WantChinaTimes, quần đảo Trường Sa là khu vực gây tranh cãi nhất của Biển Đông. Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia và vùng lãnh thổ Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền toàn bộ hoặc một phần quần đảo này. Việt Nam và Philippines là hai nước có lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc trong khu vực. Philippines đã nộp đơn kiện “đường 9 đoạn” (“đường lưỡi bò” tham lam phi lý)  lên Tòa án quốc tế ở The Hague và sau đó sa vào một bế tắc kéo dài với Trung Quốc ở Biển Đông.
    Sau một cuộc duyệt binh chào mừng kỷ niệm 69 năm thành lập Các lực lượng vũ trang quốc gia Indonesia, Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono đã quyết định triển khai trực thăng tấn công AH-64 Apache ở Kepulauan Natuna cách quần đảo Trường Sa khoảng 200 km, trước khi ông rời nhiệm sở vào cuối tháng này.
    Ông Susilo Bambang Yudhoyono đã nhậm chức Tổng thống Indonesia hồi tháng 10/2004 Trong 10 năm làm Tổng thống Indonesia, ông Yudhoyono đã dành nhiều nguồn lực lớn để hiện đại hóa quân đội quốc gia, mua các hệ thống vũ khí tiên tiến bao gồm tàu ngầm tấn công diesel-điện Type 209 và máy bay huấn luyện-chiến đấu T-50 của Hàn Quốc, xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 của Đức và trực thăng tấn công AH-64E Apache của Mỹ.
    Mặc dù không có đòi hỏi về chủ quyền lãnh thổ đối với Trường Sa, Indonesia cho rằng do gần gũi về địa lý, Natuna có thể trở thành điểm nóng sắp tới do Trung Quốc đã đưa ra bản đồ đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo này.
    Tuy không có tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Trường Sa, nhưng Indonesia cho rằng quần đảo Natuna là một điểm nóng tiềm tàng do gần gũi về địa lý và do bản đồ Trung Quốc xuất bản  năm 1993 tuyên bố quần đảo Natuna là lãnh thổ của Trung Quốc.
    Theo tạp chí The Doplomat, Trung Quốc có thể sắp đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Natuna cho dù vùng lãnh thổ này là của Indonesia - xét trên mọi phương diện: lịch sử, pháp luật và quản lý thực tế.
    Biểu hiện cụ thể là Trung Quốc đã phát hành một bản đồ về các vùng đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ, trong đó có quần đảo Natuna của Indonesia ở Biển Đông. Thậm chí gần đây, Trung Quốc còn in bản đồ lên hộ chiếu phổ thông, trong đó gộp quần đảo Natuna vào lãnh thổ Trung Quốc.
    Trong hai năm qua, Bắc Kinh đã liên tục củng cố các tham vọng lãnh thổ qua việc đe dọa sử dụng vũ lực, tăng cường tuần tra, phong tỏa, hạ đặt dàn khoan, xây dựng các công trình kiên cố trên các đảo có tranh chấp, bồi đắp các bãi đá ngầm thành đảo. Bắc Kinh có những hành động thù địch chống lại những nước đang tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông.
    Việc Bắc Kinh đưa quần đảo Natuna vào bản đồ được in trên cả hộ chiếu của công dân Trung Quốc, Tổng thống Indonesia đắc cử Joko Widodo chắn chắn buộc phải có chính sách đối phó với Trung Quốc để giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
    Hồi tháng 3/2014, lần đầu tiên, chính quyền Jakarta thừa nhận là Bắc Kinh đơn phương đưa ra các đòi hỏi lãnh thổ ở Biển Đông trong đó có một phần tỉnh Riau. Quần đảo Natuna và một số quần đảo khác nằm trong tỉnh này. Cho dù cố tránh xung đột, nhưng có nhiều khả năng Indonesia là nạn nhân sắp tới trong tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc.
    Natuna đã từng là đối tượng xung đột giữa Indonsia và Trung Quốc. Cho đến tận những năm 1970, đa số cư dân trên quần đảo này là người gốc Hoa. Có tin đồn về một cuộc gặp bí mật giữa Đặng Tiểu Bình và những cư dân gốc Hoa trên đảo Natuna và trong cuộc gặp này, Hoa kiều đã đề nghị Đặng Tiểu Bình giúp Natuna độc lập với Indonesia hoặc coi đây là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.
    Từ những năm 1980, chính quyền Jakarta đưa nhiều người Mã Lai Indonesia tới định cư ở Natuna. Cư dân gốc Hoa tố cáo chính sách này nhằm làm giảm bớt ảnh hưởng của cộng đồng gốc Hoa tại đây.
    Năm 1996, khi nhận thấy Trung Quốc đưa ra các đòi hỏi lãnh thổ ở vùng biển gần Natuna, Indonesia đã tổ chức ngay một cuộc tập trận hải quân trên quy mô lớn và triển khai gần 20 ngàn binh sĩ trong vùng biển quần đảo này.
    Phản ứng của Jakarta đi cùng với các nỗ lực hiện đại hóa quân đội đã phần nào làm giảm bớt tham vọng của Bắc Kinh.
    Báo The Independent của Singapore dẫn lời chuyên gia Dewi Fortuna Anwar của Viện Khoa học Indonesia nói: “Trung Quốc tôn thờ sức mạnh. Nếu thấy bạn yếu, họ sẽ ăn sống nuốt tươi bạn”.
    Khi nói về các tranh chấp ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, Đặng Tiểu Bình đã từng than thở là thế hệ của ông ta không đủ mạnh để giải quyết một vấn đề khó khăn như vậy và nên dựa vào sự khôn ngoan của thế hệ tương lai.
    Sau gần hai thập kỷ phát triển bộ máy quân sự, giờ đây Trung Quốc tỏ ra không “ngán” Indonesia nữa và dường như lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đang thực hiện phương châm “súng đẻ ra chính quyền” của cố Chủ tịch Mao Trạch Đông.
    Do tham vọng lãnh thổ, Trung Quốc đã biến một số nước trong khu vực Đông Nam Á (đặc biệt là Indonesia vốn vẫn tìm mọi cách tránh xung đột) trở thành đối thủ và buộc phải có những biện pháp phòng vệ phù hợp.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/indonesia-doi-thu-moi-cua-trung-quoc-o-bien-dong-a55673.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan