+Aa-
    Zalo

    Khám phá hôn lễ lớn nhất Ai Cập cổ đại

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Để tăng cường liên minh chính trị giữa hai đất nước từng coi nhau là kẻ thù, Ramses II đã kết hôn với một công nương Hittite. Tuy nhiên, những tính toán này không hề dễ.

    Để tăng cường liên minh chính trị giữa hai đất nước từng coi nhau là kẻ thù, Ramses II đã kết hôn với một công nương Hittite. Tuy nhiên, những tính toán này không hề dễ thực hiện.

    Các bức tượng của Ramses II trải dài tại đền thờ Abu Simbel, nơi chứng kiến cuộc hôn nhân của pharaoh với con gái của vua Hittite - Hittusilis III, người từng nắm giữ con dấu hoàng gia (ảnh dưới đây) đã được sử dụng hầu hết trong các thư từ trao đổi với Ai Cập nhằm thiết lập các điều khoản liên minh hai nước. 


    Ảnh: L. De Masi/Getty Images

    Ramses II là một trong số các vị vua trị vì lâu nhất trong lịch sử Ai Cập. Hơn 65 năm thống trị ngai vàng, ông có công tạo ra nền văn minh và quân sự lộng lẫy để giành danh hiệu Ramses Đại đế.

    Năm 1249 trước Công Nguyên (TCN), Ramses II đã trị vì Ai Cập được 30 năm. Để kỷ niệm một dịp đáng nhớ như vậy, pharaoh đã tổ chức các lễ kỉ niệm gọi là Heb Sed. Ramses chọn thành phố Pi-Ramses cũng là thủ đô lộng lẫy mới của ông để tổ chức một lễ hội xa hoa cho dấu mốc quan trọng này.

    Tại thời điểm đó, không có gì cản trở sự thịnh vượng và an toàn của Ai Cập, đặc biệt là người Hittite ở phía bắc có các nước nước chư hầu trải khắp Thổ Nhĩ Kỳ và miền bắc Syria ngày nay. Ramses II đã đánh bại nước này vào năm 1275 TCN tại trận Kadesh. Ramses tự hào vì chiến thắng của mình như một chiến thắng nghiền nát Hittite. Những bức tượng cao 60 feet của Ramses được khắc trên sa thạch ở Lower Nubia, gần sông Nile (Abu Simbel). Những cảnh chiến đấu tô điểm cho những ngôi đền một cách đáng kinh ngạc. Ramses đóng vai trò như một chuyên gia xây dựng và quan hệ công chúng. Ngày nay, bằng cách so sánh số lượng các trận chiến của Hittite và Ai Cập, các nhà sử học biết rằng chiến thắng của Kadesh có lẽ ít hơn một mặt so với mô tả của Ramses.

    Hittite ở miền Bắc: Lion Gate (tạm dịch Cánh cổng sư tử) ấn tượng ở Hattusha vẫn còn tồn tại. Nơi đây vốn là thủ đô Hittite, hiện nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Thủ đô được bao quanh bởi một bức tường và có dân số 50.000 người. 

    Triều đại của Ramses Đại đế

    Thỏa thuận giữa Ramses II và Hattusilis III đặt tại Bảo tàng khảo cổ Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.


    Năm 1279 TCN, con trai của Seti I – người tạo lập và là một chiến binh vĩ đại. Hoàng tử Ramses đã chiến thắng cha mình và trở thành Pharaoh, lấy tên hiệu Ramses II.

    Năm 1275 TCN, quân đội Ai Cập và Hittite đụng độ tại trận Kadesh. Ramses gần như thua trận và hi sinh nhưng trận chiến vẫn được coi là biểu tượng chiến thắng.

    Trong khoảng năm 1264 TCN, những đền thờ của Abu Simbel được xây dựng ở Lower Nubia để tưởng nhớ trận Kadesh.

    Năm 1258 TCN, Ramses và vua Hittite - Hattusilis III cùng ký vào một hiệp ước hòa bình, chấm dứt sự cạnh tranh giành kiểm soát Syria và Israel ngày nay.

    Năm 1249 TCN, sau khi trị vì được 30 năm, Ramses II kỷ niệm tiệc hoàng gia đầu tiên tại Pi-Ramses, thủ đô tuyệt vời của ông trên đồng bằng sông Nile.

    Năm 1245 TCN, Ramses kết hôn với con gái của Hattusilis III. Công chúa lấy tên Ai Cập là Maathorneferure.

    Năm 1213 TCN, Ramses II chết sau hơn 60 năm cai trị. Con trai thứ 13, Merneptah đã kế vị.

    Năm 1258 TCN, vua Hittite - Hattusilis III đã đồng ý ký một hiệp ước chấm dứt cuộc chiến kéo dài giữa hai đế chế, mở ra một thời kỳ sáng tạo và thịnh vượng nhất của Ai Cập. Chín năm sau, trong khoảng thời gian diễn ra lễ kỉ niệm 30 năm, Ramses và Hittite đã quyết định tạo ra một liên minh chính trị gần gũi hơn bằng cách đề xuất cuộc hôn nhân giữa pharaoh và công chúa Hittite. Không chỉ có công chúa, những sứ thần được phái đến thủ đô Pi-Ramses đều biết rõ pharaoh đã để mắt tới con gái đầu lòng của vua Hattusilis từ trước.

    Hai bên đã bắt tay vào soạn tài liệu liên quan đến những cuộc đàm phán kéo dài, được các nhà sử học dịch từ những phiến đất sét và lưu giữ tại thủ đô Hittusha, hiện nay là khu vực trung tâm Thổ Nhĩ Kỳ. Những phiến đá được tìm thấy trong khoảng những năm 1906-1908, cung cấp rất nhiều chi tiết về những nỗ lực ngoại giao mà hai đế chế cổ đại đạt được ngày qua ngày, cũng như những chi tiết phức tạp liên quan đến việc thiết lập một liên minh hoàng gia.

    Mỗi ngày có thêm nhiều sứ giả hơn nữa

    Ramses II tiếp nhận sứ thần từ Hattusilis III


    Thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên, vua không trực tiếp gặp nhau như các nguyên thủ quốc gia thời nay. Ngoại giao được tiến hành thông qua những người được gọi bằng thuật ngữ “Akkadian marri shipri”. Những công thần này vừa là sứ giả vừa là sứ thần, nhiều người trong số họ mang trong mình dòng dõi hoàng gia hay quý tộc. Công thần biếu tặng những món quà đắt tiền và được tiếp đón bằng nghi lễ phô trương.

    Vị nữ hoàng với tiếng nói mạnh mẽ

    Chữ viết trong các văn bản cổ thường được khắc trên đất sét ẩm bằng những công cụ có chữ tượng hình. Các phiến đá cho biết cách các sứ thần của pharaoh thuyết phục vua Hittite gửi đến Ramses II lời đề nghị cầu hôn chính thức. Tại Hittite, những hôn lễ được dàn xếp bởi đương kim nữ hoàng thời bấy giờ - Puduhepa, người chỉ để ý đến của hồi môn của con gái.

    Khi các sứ giả của Ramses phàn nàn vì hôn lễ được tiến hành chậm trễ, cũng như số lượng của hồi môn của Hittite, Puduhepa đã viết thư gửi đến Ramses lấy lí do rằng kho của hoàng gia đã bị thiêu rụi và của cải do đó cũng không còn nhiều. Nữ hoàng cũng phỉ báng pharaoh vì lòng tham nên quyết định kết hôn với con gái bà, cũng như sẵn sàng gọi pharaoh là “anh trai”. "Phải chăng người anh của tôi không có tài sản? ... Nhưng hỡi anh trai, anh đang trở nên giàu có nhờ vào của cải của tôi! Điều đó không xứng đáng với danh tiếng và phẩm giá của một vương quyền".

    Các cận thần tôn Ramses II là Chúa tể của bầu trời, Chúa tể của Trái Đất, Chúa tể của số mệnh. Quan tài bằng gỗ của vua Ramses II tại Bảo tàng Ai Cập, Cairo.

    Tuy nhiên, bà nói rằng pharaoh hẳn sẽ hài lòng vì "của cải sẽ tuyệt hơn cả của cải của vua thành Babylon ... Năm nay, ta sẽ gả con gái; người hầu, gia súc, cừu và ngựa cũng được gửi đến”. Một lá thư sau đó nói rằng công chúa sẽ mang theo "cống phẩm tuyệt vời như vàng, bạc, đồng, nô lệ và những cống phẩm quý giá khác sẽ được gửi đến như một món quà tới pharaoh."

    Yêu cầu chính từ phía Hittite là công chúa sẽ là Nữ hoàng. Cô không phải là nữ nhân duy nhất được gả cho Ramses. Ngoài công chúa của Hittite còn có các công nương từ vùng Cận Đông được gả vào hậu cung của Ramses. Để công chúa của Hittite trở thành Nữ hoàng là sự nhượng bộ duy nhất mà Ramses sẵn sàng làm.

    Ai Cập chưa từng gả bất cứ công nương nào của mình cho những nước khác và với Hattusilis lại càng không thể. Hơn một thế kỷ, Pharaoh đã có nhiều hôn sự được sắp đặt với các công nương ngoài nước. Ramses có năm người vợ không phải người Ai Cập và cha ông có bảy người, nhưng các pharaoh không bao giờ cho phép gả con gái họ cho các nước khác. Đó là cách chứng minh mặc dù sức mạnh quân sự dưới tay Hittite nhưng pharaoh Ai Cập luôn có vị thế cao hơn, mặc dù quan hệ hai nước luôn chỉ tốt đẹp “trên giấy tờ”. Kadashman-Enlil I, một vị vua của Babylon đã ngỏ ý xin được gả công chúa Ai Cập, tuy nhiên, ông không nhận được hồi âm. Ramses II chỉ đơn thuần muốn nhắc nhở ông rằng "từ trước đến nay chưa từng có công chúa nào của Ai cập được gả đi."

    Hành trình đến Ai Cập

    Sau khi rời khỏi Hattusha, con gái của Hattusilis và đoàn tùy tùng đã đi về phía nam, qua Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay đến Adana, một thành phố gần bờ biển Địa Trung Hải. Từ đó, họ đi qua Vương quốc Kizzuwatna đến Aleppo (Syria) ngày nay và cuối cùng đến Kadesh, nơi người Ai Cập và người Hittites đã từng chiến đấu trước đó. Chính tại nơi này, trên biên giới của lãnh thổ Ai Cập, hoàng hậu Puduhepa mãi mãi chia tay con gái mình. Tất cả những gì được biết về phần còn lại của cuộc hành trình là những gì được khắc trên Marriage Stela (tạm dịch Bia Hôn ước): Công chúa Hittite đến thủ đô Pi-Ramses vào tháng 2 năm 1245 TCN, năm thứ 34, triều đại Ramses.

    Trong bức thư gửi cho Ramses, Hattusilis đã viết: công chúa đã sẵn sàng cho cuộc hành trình của mình, vì vậy các sứ thần của pharaoh có thể lên đường đón công chúa tại biên giới hai nước. "Nguyện cho họ đến và xức dầu tinh dầu cho con gái tôi, đưa cô ấy đến với vùng đất của vị vua vĩ đại Ai Cập, người anh trai của tôi!"

    Đây là nghi thức hôn sự duy nhất được đề cập trong thư tín. Nghi thức này đã phổ biến ở vùng Cận Đông, đưa người phụ nữ lên một cấp bậc cao hơn khi cô ấy đã có thể đính hôn trước khi kết hôn. Biết công nương đang trên đường đến Ai Cập, Ramses mừng rỡ viết: "Thần Mặt Trời, Thần Bão, các vị thần của Ai Cập và của đất Hittite đã ra lệnh cho hai nước lớn của chúng ta sẽ mãi mãi đoàn kết."

    Rất ít chi tiết về công nương được ghi lại. Danh tính của công chúa Hittite chỉ được ghi lại bằng tên được người Ai Cập thừa nhận, Maathorneferure. Cô đã đi đến Ai Cập cùng một đoàn tùy tùng rất lớn - một nghi thức phổ biến trong các cuộc hôn nhân thời đó. Cách đây hơn một thế kỷ, một công chúa từ đế chế Mitanni, miền bắc Syria ngày nay, đã đến vương triều của Amenhotep III với hơn 3.300 phụ nữ hầu hạ. Những đoàn tùy tùng khổng lồ này hoạt động như một loại hình dịch vụ cho ngoại giao cổ xưa khi họ có thể mang lại những thông tin giá trị cho đất nước mình. Không có gì ngạc nhiên khi trong một bức thư của Nữ hoàng Puduhepa đã nhấn mạnh rằng những người đi cùng con gái bà sẽ được bảo vệ đến tận nơi.

    Gia đình danh giá
    Sau hôn lễ, bùa hộ mệnh được bán với tên mới của Maathorneferure. Vàng bạc châu báu làm tăng uy quyền của hoàng gia, như tấm che ngực của Ramses II, ngày nay được lưu giữ trong Bảo tàng Louvre, Paris.


    Puduhepa cũng sắp xếp để bảo đảm cho cuộc hành trình. Đoàn tùy tùng của Hittite có thể vượt qua các quốc gia chư hầu nhưng sẽ không bao giờ hoàn toàn an toàn trước những sự tấn công của trộm cướp và du mục. Một thế kỷ trước đó, hoàng tử của Hittite trên đường đến thăm Ai cập đã bị giết, có thể bởi một phe phái của Ai Cập chống lại cuộc hôn nhân của ông với một nữ hoàng Ai Cập – nữ hoàng đó có thể là người vợ góa của Tutankhamun - Ankhesenamun, hoặc thậm chí là vợ góa của Akhenaten - Nefertiti.

    Năm 1264 TCN, khi đền thờ của Abu Simbel được khởi công xây dựng để tưởng niệm chiến thắng của Ai Cập trước Hittite ở trận Kadesh. Trong số các bức tượng dưới chân bốn bức tượng của Ramses II là Nữ hoàng Nefertari, một trong những nữ hoàng đi trước Maathorneferure.

    Puduhepa nói với Ramses rằng công chúa sẽ được hộ tống bởi quân đội Hittite và bà sẽ tiễn công chúa một đoạn. Vua Hattusilis đã không tiễn con gái mình bởi ông cần giữ hình ảnh một vị vua cứng rắn và mạnh mẽ.

    Tuy nhiên, Ramses luôn luôn là “chuyên gia tuyên truyền” khi chỉ lờ đi sự vắng mặt này tại thời điểm soạn tài liệu về cuộc hôn nhân. Trên Bia Hôn ước Marriage Stela ở đền Abu Simbel của Ramses, vua Hittite được mô tả cùng với con gái của ông, cả hai đều đang cận kề và tôn vinh pharaoh.

    Số phận không chắc chắn

    Theo tài liệu từ thời Akhenaten, con đường nhanh nhất từ thủ đô Hittite tới Ai Cập mất khoảng một tháng rưỡi. Tuy nhiên, công chúa đã phải mất ba đến sáu tháng mới đến nơi.

    Bức thư hoàng gia
    Ramses đã hăng hái viết cho Nữ hoàng Puduhepa nói về cuộc hôn nhân của mình với con gái bà: "Hai nước vĩ đại sẽ mãi mãi hợp thành một miền đất!" Một bức thư viết trên phiến đá Ramses gửi cho Hattusilis III. Bảo tàng Louvre, Paris.

    Các lễ hội chào đón sự xuất hiện của nữ hoàng mới có lẽ đã diễn ra tại Pi-Ramses, nơi lễ kỷ niệm của pharaoh đã được tổ chức bốn năm trước. Tên mới của cô, Maathorneferure có nghĩa là "Neferure, người nhìn thấy Horus" - gắn liền với một hệ tư tưởng: mặc dù có một số điểm tương đồng nhưng đất nước Ai Cập rất khác với những gì cô biết khi còn ở Hattusha. Kể từ thời điểm đó, số phận của cô gắn liền với số phận của Ai Cập và văn hoá Ai Cập. Cuối cùng, hôn lễ cũng diễn ra vào năm 1245 TCN, cô trở thành Nữ hoàng của Ramses bởi nữ hoàng trước đó, Isis-Nofret đã chết sau khi kế vị Nữ hoàng Nefertari mười năm về trước.

    Nhiều di tích ở Tanis, thủ đô của Ai Cập từ khoảng năm 1075 đến 715 TCN, được khôi phục lại từ những mảnh còn sót lại của thành phố của Pi-Ramses sau khi thủ đô bị phá hủy.


    Điều gì đã xảy ra với công nương? Một chút về cuộc sống của cô sau khi kết hôn được biết đến. Không ai nghĩ cô có con trai, mặc dù khi ấy có khả năng cô cô đã mang bầu một bé gái. Có một dòng chữ khắc trên bia chứng minh tại một thời điểm, Maathorneferure đã sống ở hậu cung Gurob ở phía nam của El Faiyum. Điều đó có nghĩa là cô đã mất ngôi vị. Có khả năng một công nương Hittite thứ hai sau đó đã trở thành vợ của Ramses. Hay Maathorneferure đã chết và cuộc hôn nhân thứ hai đã diễn ra để tái tạo mối liên minh giữa hai đế chế của thế giới cổ đại.

    Đặc ân của thánh thần

    Teshub, phiên bản người Hittite của Seth, trên một tảng đá bazan được làm từ thế kỷ thứ IX.

    Văn hoá Ai Cập và Hittite có những đặc điểm chung. Teshub, vị thần bão Hittite tương đương với thần Seth Ai Cập, người đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị hôn lễ. Bia Hôn ước Marriage Stela ghi lại cách Ramses II cầu Seth ban thời tiết thuận lợi cho cuộc hành trình dài ngày của công nương tiếp sau đó.

    (Theo: National Geographic)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/kham-pha-hon-le-lon-nhat-ai-cap-co-dai-a205348.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan