+Aa-
    Zalo

    Không cho tiền người ăn xin: Mong TP.HCM hãy làm thật quyết liệt

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Kể từ ngày 28/12, TP.HCM sẽ bắt đầu đưa những người ăn xin, người sống nơi công cộng không có nơi cư trú nhất định vào các cơ sở xã hội.

    (ĐSPL) - Chủ trương "không cho tiền người ăn xin" của Chính quyền TP.HCM đề ra đang nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ người dân.
    UBND TP.HCM vừa có văn bản khẩn gửi UBMTTQ thành phố, các sở, ngành, tổ chức, đoàn thể và UBND các quận, huyện về việc tăng cường quản lý người lang thang xin ăn, không nơi cư trú trên địa bàn từ nay đến Tết Nguyên đán Ất Mùi và những ngày lễ trọng đại trong năm 2015.
    Theo UBND thành phố, gần đây xuất hiện những kẻ xin ăn giả dạng người cao tuổi bán tăm bông, tu sĩ khất thực, người mắc bệnh hiểm nghèo, người khuyết tật lê lết trên đường phố... để xin tiền, làm ảnh hưởng đến hình ảnh thành phố. Vì vậy, việc giải quyết tình trạng người lang thang xin ăn, không nơi cư trú được xác định là một trong những nhiệm vụ thường xuyên trong công tác quản lý xã hội trên địa bàn.

    Người phụ nữ giả bụng bầu ăn xin đã xuất hiện từ rất lâu trên các tuyến phố ở Sài Gòn. (Ảnh: PLO).

    Kể từ ngày 28/12, TP.HCM sẽ bắt đầu đưa những người ăn xin, người sống nơi công cộng không có nơi cư trú nhất định vào các cơ sở xã hội.
    Người dân có thể báo tin vào đường dây nóng tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Phòng Bảo trợ xã hội), số điện thoại: 38.292491 (giờ hành chính) hoặc 0903.959929; Trung tâm Hỗ trợ xã hội, số điện thoại: 35.533258 (24/24 giờ).
    Khi phát hiện người xin ăn, người dân có thể thông báo tới các số trên cho cơ quan chức năng, sẽ có chế độ hỗ trợ cho người báo tin.
    Trước chính sách mới này, hầu hết các độc giả đều ủng hộ và mong muốn lãnh đạo TP. HCM sẽ làm thật quyết liệt. Độc giả Phước Vinh chia sẻ trên VnExpress: "Đây là một chính sách rất hay. Mong rằng lãnh đạo TP sẽ làm và làm thật quyết liệt".
    Đồng quan điểm, bạn đọc Trần Ngọc Thành bày tỏ, không cho tiền người ăn xin và hãy đến trực tiếp các cơ sở từ thiện là ý tưởng tuyệt vời.
    Theo nhiều độc giả, chủ trương này sẽ hạn chế được những kẻ lợi dụng chăn dắt trẻ em, người gia để buộc đi ăn xin.

    Kể từ 28/12, những người ăn xin không nơi cư trú ở TP.HCM sẽ được đưa vào trung tâm bảo trợ xã hội. (Ảnh: Zing).

    Độc giả của báo Tuổi trẻ, Văn Long chia sẻ: "Đồng ý với chủ trương này, càng cho tiền thì họ lại càng phát triển mạnh, càng góp phần tạo nên các tổ chức chăn dắt ăn xin. Nếu chưa thể tiêu diệt được các vòi bạch tuộc thì tốt nhất chúng ta đừng giúp chúng phát triển".
    Sâu xa hơn, nhiều độc giả đồng tình quan điểm nên cho người nghèo “một cái cần chứ không phải cho cá”. Bởi những người có tấm lòng hảo tâm không thể giúp những người ăn xin cả đời mà chỉ giúp họ được trong chốc lát.
    "Cho tiền người ăn xin đồng nghĩa với việc nuôi một cái nghề tệ nạn của xã hội. Tôi đồng tình và nghiêm chỉnh chấp hành. Hoan hô việc làm có tính quyết đoán cao của nhà lãnh đạo", bạn đọc báo Tuổi trẻ chia sẻ quan điểm.
    So sánh cách làm tới đây của TP.HCM giống chủ trương của Đà Nẵng 10 năm trước, anh Nguyễn Minh (độc giả Zing) mong muốn TP.HCM cần tiến hành càng nhanh càng tốt và quyết liệt, triệt để và hy vọng dự án sẽ thành công như Đà Nẵng.
    Không những thế, rất nhiều độc giả mong muốn chủ trương này sẽ thực hiện ở tất cả các tình thành khác nhau trên cả nước chứ không chỉ riêng TP. HCM hay Đà Nẵng. Độc giả Bá Tùng nhận định, Đà Nẵng đã làm thành công, thì mong Sài Gòn, Hà Nội và nhiều thành phố khác cũng cần có những hành động tương tự. Khi đó, người nước ngoài qua Việt Nam du lịch sẽ không phải bị những người ăn xin quấy rầy, ép mua kẹo cao su,...
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/khong-cho-tien-nguoi-an-xin-mong-tphcm-hay-lam-that-quyet-liet-a75800.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Phát hiện ăn xin lừa đảo nhờ đôi giày

    Phát hiện ăn xin lừa đảo nhờ đôi giày

    (ĐSPL) – Tên ăn xin thực chất là một kẻ lừa đảo đã bị lộ sau khi một nhiếp ảnh gia bắt gặp hắn đeo giày đi dạo với một phụ nữ trước khi tháo chúng ra để đi xin tiền.