+Aa-
    Zalo

    Không quân Mỹ trao nhiệm vụ đặc biệt cho cường kích A-10 Warthog

    (ĐS&PL) - A-10 Warthog vốn nổi tiếng là sát thủ diệt tăng, nhưng hiện Không quân Mỹ đang thử nghiệm chiếc máy bay này cho một nhiệm vụ mới, đó là phóng mồi nhử để bảo vệ các phương tiện khác.

    Mới đây, trong các cuộc tập trận ở Thái Bình Dương vào đầu tháng 11, những chiếc A-10 Warthog đã được trang bị tên lửa mồi nhử ADM-160 MALD.

    khong quan my hoi sinh chien dau co 50 nam tuoi trao cho nhiem vu dac biet 2022 1
    Một chiếc A-10 Warthog. Ảnh: CNN

    Được mô tả là một loại tên lửa hành trình, MALD dài 2,4 m và nặng chưa đến 136 kg, có tầm bắn 804 km. MALD được trang bị Hệ thống tăng cường nhận dạng (SAS) giúp nó có thể bắt chước đặc điểm radar và hình dạng của một số chiến đấu cơ Mỹ, tạo ra sự nhầm lẫn cho kẻ địch. Ngoài ra, biến thể MALD-J còn được bổ sung thêm thiết bị gây nhiễu.

    A-10 Warthog có nhiệm vụ phóng một loạt MALD trước một cuộc không kích của Mỹ để khiến kẻ địch nhầm lẫn về số lượng máy bay đang đến và đến từ đâu.

    Theo xác nhận của Không quân Mỹ, một chiếc A-10 có thể chở theo 16 MALD, tương đương sức chứa của B-52 và gấp 12 lần so với tiêm kích F-16.

    Điều thú vị là MALD không được coi như công cụ để bảo vệ chiếc A-10 mà thay vào đó phi cơ quân sự này tận dụng MALD để hỗ trợ các chiến đấu cơ khác, như F-35, F-22…

    Đại úy Daniel Winningham, phi công hướng dẫn bay B-1B của Phi đội ném bom số 37 nhận định: “Chiếc A-10 thông qua mồi nhử MALD sẽ tăng khả năng các chiến đấu cơ và vũ khí của chúng ta tấn công thành công mục tiêu”.

    A-10 Warthog hay còn có tên gọi khác là A-10 Thunderbolt II, là máy bay chiến đấu đầu tiên của Không quân Mỹ được chế tạo nhằm thực hiện nhiệm vụ chính yếu là yểm trợ cận chiến mặt đất. Bắt đầu hoạt động trong biên chế từ năm 1977, A-10 đã chứng minh khả năng chiến đấu ấn tượng qua nhiều chiến dịch lớn nhỏ của Không quân Mỹ.

    Thunderbolt II có thiết kế với trọng lượng rỗng là 11,3 tấn; trọng lượng khi cất cánh tối đa 22,7 tấn. Máy bay có tính cơ động cao nhờ sử dụng 2 động cơ turbofans TF34-GE-100 General Electric vô cùng mạnh mẽ. Nhờ đó nó có thể mang theo 4,8 tấn nhiên liệu; bay với tốc độ 706 km/h; trần bay 13,6 km và bán kính chiến đấu 463 km.

    Hỏa lực chính của máy bay là khẩu pháo tự động 30mm GAU-8 Avenger với 1174 viên đạn, tốc độ bắn được chỉnh giảm xuống còn 3900 viên/phút. A-10 có 11 giá treo vũ khí với trọng tải lên đến 7,3 tấn. Điều này giúp Thunderbolt có thể mang theo nhiều loại tên lửa bao gồm tên lửa không đối đất AGM Maverick hay hỏa tiễn tầm nhiệt AIM-9 Sidewinder.

    Ngoài ra, nó cũng có thể mang theo nhiều loại đạn thông thường, bao gồm bom đa năng, bom chùm, bom cháy, bom dẫn đường bằng laser, pháo sáng,...

    Không quân Mỹ đã nhiều lần trong quá khứ bày tỏ ý định thay thế A-10 với hạm đội máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35A Lightning II tân tiến hơn. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia quân sự cũng như nghị sĩ trong Nghị viện Mỹ cho rằng, F-35A vẫn chưa được trang bị hệ thống vũ khí phù hợp, khả năng bay để yểm trợ cận chiến mặt đất chưa thể sánh bằng A-10. Hơn nữa, chi phí hoạt động cũng là vấn đề cần cân nhắc: trong khi F-35 tiêu tốn xấp xỉ 44.000 USD cho mỗi giờ bay, việc triển khai chiếc A-10 chỉ cần chưa tới 20.000 USD/giờ.

    Mộc Miên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/khong-quan-my-trao-nhiem-vu-dac-biet-cho-cuong-kich-a-10-warthog-a560682.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan