+Aa-
Zalo

Lão nông làm giàu bằng con vật trông xấu xí nhưng thơm ngon, thu cả tỷ đồng mỗi năm

(ĐS&PL) - Ông Đỗ Văn Được đã có hơn 10 năm kinh nghiệm, gắn bó với nghề nuôi cá mú. hiện ông đang sở hữu 40 lồng nuôi cá mú tại vùng cửa biển Sa Huỳnh thu về hàng tỷ mỗi năm.

Vươn lên từ nghèo khó

Sinh ra lớn lên ở vùng quê nghèo Sa Huỳnh, tỉnh Quảng Ngãi, ông Đỗ Văn Được phải đi làm thuê cho các chủ tàu cá để lo cho gia đình. Nhận thấy đầm nước mặn Sa Huỳnh có tiềm năng nuôi trồng thủy sản.

Năm 2000, vợ chồng ông Được mạnh dạn vay vốn để mua lồng bè nuôi cá bớp thương phẩm. Sau vài năm thành công với mô hình này, ông Được đã mở rộng quy mô nuôi trồng.

Lồng bè nuôi cá mú thương phẩm của gia đình ông Được. - Ảnh: TTXVN.

Lồng bè nuôi cá mú thương phẩm của gia đình ông Được. - Ảnh: TTXVN.

Ông chia sẻ: “Ban đầu, tôi chỉ làm 2 lồng bè vì chưa có kinh nghiệm, kinh phí. Khi đã có đủ các nguồn lực, tôi mở rộng quy mô 10 lồng bè rồi tăng lên 26 lồng”.

Tuy nhiên đến năm 2015, do đầm nước mặn Sa Huỳnh bị ô nhiễm, mô hình nuôi cá bớp của ông chết hàng loạt, sau đó, ông Được đã tìm hiểu, nghiên cứu mô hình nuôi trồng thủy sản của các nông dân tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa. Sau thời gian tìm tòi, ông quyết định chuyển qua nuôi cá mú Trân Châu thương phẩm.

Ông Được chia sẻ: “Để nuôi cá mú đạt hiệu quả cao cần phải cho cá ăn đúng, đủ và thường xuyên vệ sinh lồng bè, sử dụng máy tạo thêm oxy. Cá mú Trân Châu thịt thơm, ngon, màu sắc đẹp, lớn nhanh và có khả năng chống chịu tốt với sự thay đổi môi trường. Hiện tại, tôi có 26 lồng, bình quân mỗi lồng thả nuôi 500 con, sau 10 tháng thì xuất bán. Với giá dao động từ 200 - 240 nghìn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, tôi có thể thu về gần 1 tỷ đồng”.

Ông Được kiểm tra cá mú. - Ảnh: TTXVN.

Ông Được kiểm tra cá mú. - Ảnh: TTXVN.

Bên cạnh việc nuôi cá mú thương phẩm, ông còn khai thác, buôn bán tôm hùm giống, báo Tin tức thông tin.

Ông tâm sự: "Là người con của biển, ông biết các ghềnh đá tại cửa biển Sa Huỳnh là nơi tôm hùm thường đến trú ẩn, sinh sản. Do đó, ông đã mua tàu cá công suất nhỏ để cùng các bạn tàu đi lặn, khai thác tôm hùm giống. Nghề này mang lại thu nhập cao cho bạn thuyền (bình quân mỗi người thu về 2 triệu đồng/đêm) nhưng rất vất vả vì phải ngâm mình trong nước biển cả đêm”.

“Đồng thời, do đặc tính sinh sản, phát triển của tôm hùm nên mỗi năm chỉ có thể khai thác trong 3 tháng (tháng 10, 11, 12 Âm lịch). Không chỉ trực tiếp khai thác, tôi còn nhận thu mua tất cả tôm hùm giống do ngư dân khai thác được. Tuy nghề này chỉ làm trong 3 tháng nhưng tôi có thể thu về khoảng 500 triệu đồng mỗi năm”.

Thông tin từ SGGP, ông Đỗ Văn Được đã có hơn 10 năm gắn bó với nghề nuôi cá mú, hiện ông đang sở hữu 40 lồng nuôi cá mú tại vùng cửa biển Sa Huỳnh, trong đó số nuôi cá bột (cá giống con) là 15 lồng, nuôi thương phẩm là 25 lồng. Bình quân mỗi lồng nuôi khoảng 500 - 600 con cá.

Cận cảnh mô hình nuôi cá mú của ông Đỗ Văn Được. - Video: SGGP.

Ông cho biết cơ duyên đến với nghề, ông từng là người thu mua và cung cấp tôm hùm nhí cho người dân ở tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Sau một thời gian nuôi, ông nhận thấy đầu ra của tôm hùm nhí không ổn định, nếu thị trường giảm sức mua, người nuôi sẽ phải bán đổ bán tháo. Ông Được muốn tìm một hướng đi bền vững cho nghề nuôi trồng thủy sản tại vùng cửa biển Sa Huỳnh.

Sau nhiều lần thử nghiệm, ông Được đã đầu tư nuôi cá mú trân châu, loại cá sống tầng đáy, dễ nuôi và được thị trường nội địa tiêu thụ mạnh, giá bán ổn định. Ông Được cho biết: “Cá mú không đòi hỏi kỹ thuật nhiều như nuôi tôm hùm nhí, giai đoạn khó nhất tập trung lúc thả cá bột, lúc này cá dễ bị bệnh đường ruột và ghẻ, dẫn đến cá chết hàng loạt. Do vậy, cứ 3 tháng/lần cần phải thay lồng nuôi, sử dụng thuốc pha để vệ sinh cho cá khỏi bệnh ngoài da”.

Đối với cá mú, ông Được cho cá ăn từ 4 - 5 lần/ngày, thức ăn chủ yếu là cá tạp, cá con, sinh vật phù du, bình quân chi phí để nuôi 1 con cá mú đến khi xuất bán khoảng 120.00 đồng/con/năm.

Cá mú đạt trọng lượng có thể xuất bán. - Ảnh: SSGP

Cá mú đạt trọng lượng có thể xuất bán. - Ảnh: SSGP

Sau 1 năm, cá mú loại 1 đạt trọng lượng 1-1,4kg/con có giá khoảng 180.000 đồng/kg; cá mú loại 2, trọng lượng từ 1,5-2,4kg/con, có giá khoảng 160.000 đồng/kg; còn lại các trọng lượng trên 2,5kg/con thì có giá dao động 140.000 đồng/kg. Cá mú được xuất bán sang các tỉnh lân cận, đặc biệt thị trường Đà Nẵng. Nhờ nuôi trồng cá mú lồng bè, sau khi trừ chi phí, công, thức ăn… ông Được thu về lợi nhuận khoảng 1 tỷ đồng/năm.

Với những thành tích xuất sắc về phát triển nuôi trồng thủy sản, ông Được nhận bằng khen của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.

Ông Đỗ Văn Được là 1 trong 6 nông dân tiêu biểu của tỉnh Quảng Ngãi nhận bằng khen của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, giai đoạn 2017 - 2022. Ảnh: SGGP

Ông Đỗ Văn Được là 1 trong 6 nông dân tiêu biểu của tỉnh Quảng Ngãi nhận bằng khen của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, giai đoạn 2017 - 2022. Ảnh: SGGP

Ông Thái Thuần Lăng, Chủ tịch Hội Nông dân phường Phổ Thạnh, cho biết: “Phường Phổ Thạnh có địa thế cảng Sa Huỳnh giáp biển, tạo điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản gần bờ".

Hiện nay có 90 hộ nuôi trồng thủy sản với gần 1.000 lồng bè, riêng hộ ông Được đã thành công trong nuôi cá mú thương phẩm. Hội Nông dân rất quan tâm và tạo điều kiện về vay vốn cho hộ ông Được cũng như các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn phường và kiến nghị các cấp tổ chức hướng dẫn nuôi trồng thủy sản cho các hộ nuôi.

Theo ông Lăng, hiện nay phường Phổ Thạnh chưa có vùng nuôi nên người dân không dám mạnh dạn đầu tư. Địa phương mong các cấp quan tâm, tạo điều kiện quy hoạch vùng nuôi, từ đó giúp người dân an tâm phát triển kinh tế đời sống.

Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/lao-nong-lam-giau-bang-con-vat-trong-xau-xi-nhung-thom-ngon-thu-ca-ty-ong-moi-nam-a483409.html
Zalo

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

Đã tặng:
Tặng quà tác giả
BÌNH LUẬN
Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục
Nổi bật trong ngày