+Aa-
    Zalo

    "LĐ Ả-rập-xê-út kêu cứu": Tin vui ngày trở về đoàn tụ bên gia đình

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Sau gần 1 tháng gia đình ông Nguyễn Mạnh Trị (Long Xuyên, An Giang) kêu cứu, đã có thông tin bà Hòa sẽ được về nước trong dịp tết dương

    (ĐSPL) - Sau gần 1 tháng gia đình ông Nguyễn Mạnh Trị (Long Xuyên, An Giang) kêu cứu về việc vợ ông là bà Nguyễn Thị Hòa đi xuất khẩu lao động tại Ả-rập-xê-út bị ngược đãi, bỏ đói...Đến nay, đã có thông tin chính thức việc bà Hòa sẽ được về nước trong dịp tết dương lịch tới.

    Sáng ngày 27/12, theo thông tin từ bà Nguyễn Thị Hải – trưởng phòng xuất khẩu lao động công ty CP Traenco là đơn vị đóng visa cho lao động Nguyễn Thị Hòa xuất cảnh cho biết: Phía công ty đã hoàn đã hoàn tất thủ tục exit visa và thanh lý hợp đồng với chủ sử dụng, đồng thời đặt vé máy bay đưa lao động Nguyễn Thị Hòa về nước. Công ty cũng đã gửi công văn tới Cục quản lý lao động ngoài nước báo cáo tiến độ, kết quả giải quyết vụ việc và báo cho gia đình người lao động để sắp xếp thời gian đón chị Hòa. 

    Trao đổi với PV, anh Phan Chí Cường (con trai bà Hòa) vui mừng báo tin gia đình đã nhận được mail từ phía công ty CP Traenco có đính kèm công văn số 1608/BC-Traenco về việc giải quyết phát sinh liên quan đến lao động đi làm việc tại Ả-rập-xê-út gửi Cục quản lý lao động ngoài nước, do tổng giám đốc công ty CP Traenco Nguyễn Hữu Điểm ký.

    Trong công văn báo cáo tình hình lao động Nguyễn Thị Hòa đã được khám lại sức khỏe và hiện tại bà Hòa hoàn toàn khỏe mạnh và an toàn. Công ty CP Traenco kết hợp với môi giới đã hoàn tất các thủ tục về nước tại cơ quan xuất nhập cảnh phía Ả-Rập-Xê-Út cho lao động Nguyễn Thị Hòa.

    Ngày 25/12/2016 Công ty đã đặt vé cho lao động về nước và theo dự kiến thì ngày 01/01/2017 chị Nguyễn Thị Hòa sẽ về đến Việt Nam. Toàn bộ chi phí liên quan đến việc về nước của lao động Nguyễn Thị Hòa do công ty CP Traenco chi trả.

    Đồng thời kèm theo công văn là vé máy bay điện tử về nước của lao động Nguyễn Thị Hòa.

    Mail gia đình nhận được từ công ty CP Traenco - Ảnh: Người nhà lao động cung cấp

    Nhận được tin vui trên, anh Phan Chí Cường (con trai bà Hòa) bày tỏ niềm vui mừng, xúc động và cho biết gia đình đang mong ngóng tới ngày mẹ anh là bà Nguyễn Thị Hòa được trở về Việt Nam sum họp cùng gia đình.

    Trước đó, trong thời gian qua chúng tôi đã đăng tải tuyến bài "Người giúp việc tại Ả-rập-xê-út bị ngược đãi, người nhà kêu cứu" phản ánh trường hợp lao động Nguyễn Thị Hòa đi giúp việc tại Ả - rập - xê - út không hề mất chi phí, tiền đặt cọc nhưng bị bỏ đói, ngược đãi cực khổ nên đã cầu cứu về gia đình.

    Sau khi nhận được đơn thư cũng như thông tin từ phía người nhà lao động, qua quá trình tìm hiểu, PV đã xác minh thông tin về những "khuất tất" trong quá trình đưa lao động Nguyễn Thị Hòa đi xuất khẩu lao động.

    Cụ thể, trách nhiệm của các bên liên quan tới vụ việc trên gồm công ty cổ phần Traenco (Bộ Giao thông Vận tải) là đơn vị đã tiếp nhận, đóng visa cho lao động Nguyễn Thị Hòa xuất cảnh nhưng lại không ký kết hợp đồng; công ty CP du lịch dịch vụ quốc tế Tân Hoàng Minh là công ty đưa người lao động đi xuất khẩu lao động nhưng trên giấy tờ lại dùng hợp đồng của công ty Nam Việt. Ngoài ra, ông Cù Cao Cường - giám đốc công ty Tân Hoàng Minh đã nhận 33 triệu đồng của gia đình ông Nguyễn Mạnh Trị với lời hứa đưa lao động về nước nhưng không thực hiện.

    Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin liên quan tới vụ việc.

    IV. Về quản lý lao động và giải quyết vấn đề phát sinh (Công văn Số: 4644/LĐTBXH-QLLĐNN) V/v chấn chỉnh việc đưa lao động đi làm giúp việc gia đình tại Ả-rập Xê-út

    1. Cán bộ quản lý phải thường xuyên theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh liên quan đến người lao động; báo cáo định kỳ và chịu sự chỉ đạo về chuyên môn của Ban quản lý lao động Việt Nam tại Ả-rập Xê-út.

    Khi cử mới hoặc thay thế cán bộ quản lý, doanh nghiệp phải báo cáo Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Ả-rập Xê-út (kèm theo địa chỉ, số điện thoại liên lạc tại Ả-rập Xê-út) để Ban xác nhận và gửi Cục Quản lý lao động ngoài nước.

    2. Khi người lao động hoặc thân nhân có đơn khiếu nại gửi cơ quan chức năng về quyền và lợi ích theo hợp đồng mà người lao động đã ký với doanh nghiệp và với chủ sử dụng lao động tại Ả-rập Xê-út thì doanh nghiệp có trách nhiệm yêu cầu cán bộ quản lý tại Ả-rập Xê-út kiểm tra, xác minh và báo cáo phương án giải quyết trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của các cơ quan chức năng và giải quyết khiếu nại trong thời gian 45 ngày kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của các cơ quan chức năng.

    Trường hợp khiếu nại/vụ việc vượt quá thẩm quyền giải quyết của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải báo cáo Cục Quản lý lao động ngoài nước, Đại sứ quán Việt Nam tại Ả-rập Xê-út và các cơ quan chức năng liên quan khác để được hỗ trợ giải quyết.

    Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo.


    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ld-a-rap-xe-ut-keu-cuu-tin-vui-ngay-tro-ve-doan-tu-ben-gia-dinh-a176176.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan