+Aa-
    Zalo

    Lý do Trung Quốc theo dõi sát sao tình hình bạo động ở Mỹ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Tạp chí Diplomat ngày 18/8 đã có bài viết nhận định về sự quan tâm của Trung Quốc với tình hình bạo động diễn biến phức tạp ở Ferguson, bang Missouri, Mỹ.

    (ĐSPL) – Tạp chí Diplomat ngày 18/8 đã có bài viết nhận định về sự quan tâm của Trung Quốc với tình hình bạo động diễn biến phức tạp ở Ferguson, bang Missouri, Mỹ.
    Từ trước đến nay, Bắc Kinh luôn bày tỏ sự quan ngại về các phương tiện truyền thông phương tây đưa thông tin, sự kiện sai lệch về tình hình trong nước, đặc biệt là những hành động biểu tình hay bạo động ở Trung Quốc.
    Vì những lý do đó, chính quyền và các phương tiện truyền thông Trung Quốc đang dõi theo những diễn biến mới nhất trong cuộc bạo động ở Mỹ. Nguyên nhân bạo động xuất phát từ việc cảnh sát ở Ferguson bắn gần 10 phát đạn vào một thanh niên 18 tuổi người da màu. Đây có thể là cơ hội để Trung Quốc bày tỏ “sự quan ngại về vấn đề nhân quyền” ở Mỹ.
    Lý do Trung Quốc theo dõi sát sao tình hình bạo động ở Mỹ

    Biểu tình ở Ferguson sau cái chết của một thanh niên da đen đã biến thành bạo động

    Tân Hoa Xã phiên bản tiếng Anh đã theo dõi sát sao cuộc bạo động ở Ferguson kể từ ngày 9/8. Ngày 18/8, Tân Hoa Xã đăng tải một bài viết mô tả cảnh bạo động ở Ferguson, nhấn mạnh bầu không khí “mang tính chất lễ hội nhưng dấy lên sự bất bình sâu sắc của người dân Mỹ”. Bài viết bày tỏ sự ủng hộ với những người biểu tình và phản đối sự phân biệt sắc tộc có thể là nguyên nhân khiến thanh niên Michael Brown bị bắn chết. Tân Hoa Xã dẫn lời một người biểu tình cho biết: “Ferguson từng có một quá khứ phân biệt chủng tộc sâu sắc và dường như cho đến nay điều này vẫn chưa thay đổi”.
    Nhân cuộc bạo động ở Ferguson, Tân Hoa Xã đã “nhắc lại” những lần xảy ra bạo động với nguyên nhân phân biệt chủng tộc ở Mỹ kể từ năm 1990. Kể từ cuộc bạo động Los Angeles năm 1992 đến bạo động Cincinnati năm 2001, Tân Hoa Xã đã đưa ra những ví dụ về sự mâu thuẫn sâu sắc giữa các thanh niên da đen ở Mỹ và cảnh sát địa phương. Đặc biệt, bạo động xảy ra ở Ferguson là một hệ quả của tư tưởng phân biệt chủng tộc chứ không đơn thuần là một sự cố riêng lẻ.
    Trong khi đó, phiên bản Tân Hoa Xã tiếng Trung Quốc lại đưa tin khá hạn chế về cuộc bạo động khi chỉ nhắc đến tổng hợp các diễn biến ở Ferguson, cái chết của thanh niên Michael Brown và sự phản hồi của cảnh sát bang Missouri cũng như cuộc bạo động.
    Bài viết của Tân Hoa Xã nhấn mạnh cuộc biểu tình đã biến bạo động. Thậm chí một người dân địa phương nói rằng có nhiều “kẻ lạ mặt” từ các khu vực khác đã đến Ferguson để tham gia đốt phá, hôi của hay thậm chí là giao tranh với cảnh sát.
    Lý do Trung Quốc theo dõi sát sao tình hình bạo động ở Mỹ

    Lực lượng vệ binh quốc gia Mỹ được điều đến Ferguson nhằm trấn áp những kẻ quá khích

    Sự khác biệt giữa thông tin mà các phương tiện truyền thông Trung Quốc và phương Tây đăng tải về tình hình biểu tình ở Ferguson thể hiện ở hai vấn đề. Đầu tiên không phải tất cả người dân Trung Quốc đều quan tâm đến bạo động ở Mỹ. Như thường lệ, truyền thông Trung Quốc chủ yếu đăng tải các thông tin trong nước bao gồm những lời phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình. Điều thứ hai, hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc phiên bản tiếng Anh lại đăng tải sát sao sự kiện này cho thấy quan điểm của Bắc Kinh dành cho những người đọc quốc tế, hay thậm chí là hướng trực tiếp về người dân Mỹ.
    Bắc Kinh thường chỉ trích phong trào phân biệt chủng tộc ở Mỹ như Hoa Kỳ chỉ trích vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc. Năm nào cũng vậy, Bắc Kinh luôn ra thông cáo chung nhấn mạnh vấn đề phân biệt chủng tộc ở Mỹ. Năm nay báo cáo cho biết: “Vấn đề phân biệt chủng tộc ở Hoa Kỳ đã ăn sâu vào trong xã hội Mỹ cũng như các cộng đồng thiểu số”. Thậm chí, báo cáo còn nhấn mạnh sự phân biệt chủng tộc còn thể hiện trong vấn đề “thực thi pháp luật và công lý” ở Mỹ.
    “Trường hợp ở Ferguson cho thấy một quốc gia trong nhiều năm qua đóng vai trò là người giám sát các hoạt động nhân quyền trên thế giới lại để xảy ra tình trạng phân biệt chủng tộc tại chính quê nhà”. Phiên bản tiếng Anh của Tân Hoa Xã nhấn mạnh: “Hãy giải quyết vấn đề ở trong nước (Mỹ) trước khi lên tiếng về vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc hay các quốc gia khác”.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ly-do-trung-quoc-theo-doi-sat-sao-tinh-hinh-bao-dong-o-my-a46924.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan