+Aa-
    Zalo

    Nghệ An: Vận động người dân giữ tên quê hương “Bà Chúa thơ Nôm” sau khi sáp nhập

    (ĐS&PL) - Với đề xuất đổi tên hai xã Quỳnh Hậu và Quỳnh Đôi thành xã Đôi Hậu sau khi sáp nhập của UBND huyện Quỳnh Lưu vẫn chưa được UBND tỉnh Nghệ An chấp thuận.

    Mới đây, thông tin trên báo VietNamet, ông Nguyễn Xuân Dinh,  Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu (tỉnh Nghệ An) cho biết, Thường trực Ban chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Nghệ An đã yêu cầu huyện tiếp tục lấy ý kiến của nhân dân, xem xét lại quy trình đề nghị về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. 

    “Ban chỉ đạo của tỉnh đã không chấp thuận tờ trình của huyện và yêu cầu rà soát, báo cáo lại, đồng thời lý giải nguyên nhân, lý do”, ông Dinh thông tin.

    Theo đó, liên quan đến việc sáp nhập địa giới hành chính tại địa phương, ngày 9/4, UBND huyện Quỳnh Lưu đã có công văn gửi Sở Nội vụ, UBND tỉnh và Thường trực Tỉnh ủy Nghệ An đề nghị điều chỉnh tên gọi các đơn vị hành chính mới sau khi sắp xếp lại.

    Xã Quỳnh Đôi nơi có bề dày truyền thống lịch sử, có nhiều danh nhân nổi tiếng nhưng lại có diện tích và dân số thấp hơn xã Quỳnh Hậu. Ảnh: VietNamnet.

    Xã Quỳnh Đôi nơi có bề dày truyền thống lịch sử, có nhiều danh nhân nổi tiếng nhưng lại có diện tích và dân số thấp hơn xã Quỳnh Hậu. Ảnh: VietNamnet.

    Cụ thể, giai đoạn 2023 – 2025, địa phương này thực hiện sắp xếp lại 17 đơn vị hành chính cấp xã thành 8 đơn vị hành chính mới. Trong đó có quê hương “Bà Chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương là xã Quỳnh Đôi sau khi sáp nhập với xã Quỳnh Hậu sẽ không còn tên này mà dự kiến sẽ thành xã mới là Đôi Hậu. 

    Tuy nhiên với tên mới này vẫn còn nhiều ý khiến trái chiều đặc biệt là người dân của 2 địa phương. Chia sẻ từ chính quyền địa phương cho thấy vẫn đang tích cực vận động người dân giữ tên xã Quỳnh Đôi sau khi sáp nhập. Trường hợp người dân không đồng thuận thì tiếp tục tính phương án tìm tên phù hợp.

    Về địa giới hành chính đây là hai xã liền kề, nhân dân có phong tục, tập quán, tín ngưỡng, trình độ phát triển kinh tế - xã hội cơ bản tương đồng. Đặc biệt, xã Quỳnh Đôi là xã có bề dày truyền thống lịch sử, văn hoá, trên địa bàn xã có 9 di tích lịch sử văn hóa, trong đó 8 di tích cấp quốc gia, 1 di tích cấp tỉnh và là xã trọng điểm về quốc phòng, an ninh.

    “Do còn có nhiều ý kiến trái chiều nên việc xác định tên gọi các đơn vị hành chính huyện tiếp tục lấy ý kiến rộng rãi của cử tri và nhân dân. Ngoài các yếu tố tôn trọng lịch sử thì sẽ cân nhắc lựa chọn phương án đúng nhất, chứ không phải mang tính cục bộ ở một địa phương”, ông Dinh cho biết thêm. 

    Theo báo Pháp luật TP.HCM, ngoài việc sáp nhập xã Quỳnh Đôi và Quỳnh Hậu, huyện Quỳnh Lưu cũng đề xuất sáp nhập đơn vị hành chính khách gồm:

    Xã Quỳnh Long và Quỳnh Thuận thành xã Thuận Long; xã Quỳnh Nghĩa và xã Tiến Thuỷ thành xã Phú Nghĩa; xã Quỳnh Thọ và xã Sơn Hải thành xã Hải Thọ.

    Xã Quỳnh Hưng, Quỳnh Bá và Quỳnh Ngọc thành xã Bình Sơn; xã Quỳnh Hoa và Quỳnh Mỹ thành xã Hoa Mỹ; xã Quỳnh Minh và Quỳnh Lương thành xã Minh Lương.

    B.A (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/nghe-an-van-ong-nguoi-dan-giu-ten-que-huong-ba-chua-tho-nom-sau-khi-sap-nhap-a414597.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan