+Aa-
    Zalo

    Nghệ thuật tạo hình kết tráp từ tinh hoa nông sản Việt

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Hà Nội sẽ Trưng bày các sản phẩm nông sản OCOP trong 02 ngày 21 - 22/9 tại Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô.

    (ĐS&PL) Nhằm tôn vinh những thành tựu 10 năm xây dựng Nông thôn mới của Thủ đô Hà Nội, Văn phòng điều phối Nông thôn mới Hà Nội phối hợp cùng các cơ quan tổ chức Trưng bày các sản phẩm nông sản OCOP của Hà Nội sẽ diễn ra trong 02 ngày 21 - 22/9 tại Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô.

    Đáng chú ý, ngoài các gian hàng giới thiệu các mặt hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ và Sinh Vật Cảnh tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội, BTC đã phối hợp cùng Hội Sinh Vật Cảnh thành phố Hà Nội, Học viện Hoa Nefertiti xây dựng tiểu cảnh "Thăng Long hội tụ" được làm hoàn toàn từ các sản phẩm nông sản rau, củ, quả, hoa, cây cảnh đạt tiêu chuẩn OCOP tiểu biểu của Hà Nội. Điểm nhấn nổi bật của tiểu cảnh là cặp rồng phượng được tạo hình nghệ thuật từ hoa quả.

    Cặp rồng phượng được tạo hình nghệ thuật từ rau, hoa, củ, quả do Học viện Nefertiti thực hiện

    Như chúng ta đã biết, trong văn hóa Á Đông nói chung, các nước có nền nông nghiệp truyền thống từ xa xưa như Việt Nam thì linh vật rồng và phượng là biểu tượng thiêng liêng trong cuộc sống. Đây là con vật biểu trưng cho sự cao quý, quyền lực, đẹp đẽ và thịnh vượng. Từ thời phong kiến, rồng và phượng đã luôn được mang ra để ví von với sự cao quý của hoàng gia.

    Trong nghi lễ cưới hỏi truyền thống của người Việt từ xa xưa không thể thiếu những tráp lễ, vật phẩm, hoa quả, trầu cau. Đối với tráp rồng phượng thì trầu cau và các loại hoa quả là lựa chọn hàng đầu.

    Ở đó, rồng đại diện cho phái mạnh, sự mạnh mẽ, cao quý và quyền lực nên thường đại diện cho Vua chúa thời xưa. Trong đám cưới, rồng sẽ đại diện cho chú rể – một người mạnh mẽ đủ để bảo vệ cho cô dâu của mình. Còn phượng, thường được ví von với vẻ đẹp của các mỹ nữ, hoàng phi ở trong cung ngày xưa. Không chỉ vậy, phượng chính là đại diện cho mẫu phụ nữ vừa đẹp người mà còn vô cùng có khí chất. Phượng chính là đại diện cho cô dâu trong ngày cưới. 

    Những nghệ nhân của Học viện Nefertiti đang thực hiện tác phẩm

    Ngoài ra, nghệ thuật kết tráp từ hoa quả tạo hình các linh vật Long, Ly, Quy, Phụng còn được biết đến như là biểu tượng của sự thịnh vượng và sum vầy. Trong mỗi cuộc hôn nhân người ta đều mong mỏi về sự phát triển của tình yêu đôi lứa, xây dựng một cuộc sống mới, một gia đình mới. Sự thịnh vượng ở đây, có thể là về tình yêu thêm thăng hoa, nảy nở, gia đình sớm có thêm thành viên mới. Mối quan hệ càng trở nên khăng khít, gắn bó và sum vầy hơn.

    Hiện nay phong tục bê tráp và làm tráp trong đám hỏi, đám cưới của nước ta không những được lưu giữ một cách tốt đẹp mà còn được phát triền lên tầm cao mới. Nó đã trở thành một bộ môn nghệ thuật tạo hình không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa tâm linh, lễ hội và nhiều hoạt động của cộng đồng. Các hình hài và nguyên liệu làm tráp của thay đổi để phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao của khách hàng.

    Một số tác phẩm do Học viện Nefertiti thực hiện

    Ngoài ra, những tác phẩm kết tráp tạo hình từ hoa quả còn là ước vọng về sự thành công, may mắn và khát vọng vươn lên không ngừng của con người. Ngày nay, nghệ thuật tạo hình kết tráp từ rau, hoa, củ, quả và cây cảnh đã trở thành một nét đẹp văn hóa gắn với đời sống tinh thần của nhân dân ta.

    Nói về ý nghĩa của việc xây dựng tiểu cảnh "Thăng Long hội tụ" được làm hoàn toàn từ các sản phẩm nông sản rau, củ, quả, hoa, cây cảnh đạt tiêu chuẩn OCOP tiểu biểu của Hà Nội, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Giám đốc Học viện Hoa Nefertiti cho biết: "Thông qua tác phẩm nghệ thuật độc đáo này, chúng tôi muốn tôn vinh những mặt hàng nông sản đạt tiêu chuẩn OCOP của Thủ đô Hà Nội nói riêng và của cả nước nói chung, đồng thời giới thiệu và quảng bá sâu rộng đến công chúng bộ môn nghệ thuật tạo hình từ rau, hoa, củ, quả và cây cảnh...".

    Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Giám đốc Học viện Hoa Nefertiti

    Trước đó, Học viện Hoa Nefertiti đã thực hiện đôi song long khổng lồ bằng hoa, cây cảnh tại Công viên Bách Thảo, Hà Nội vào tháng 2 năm 2019

    Còn ông Nguyễn Văn Chí, Phó chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới thành phố Hà Nội thì chia sẻ: "Việc lần đầu tiên sử dụng những sản phẩm Nông sản OCOP tiêu biểu của Hà Nội để tạo hình thành một tác phẩm nghệ thuật tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy sẽ giúp công chúng thấy rõ hơn những thành tựu nổi bật của nông nghiệp Thủ đô. Các nông sản tiêu biểu của Thủ đô ngày càng phong phú, đa dạng không chỉ phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu mà đã thực sự góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân..."

    Xuân Nguyên

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nghe-thuat-tao-hinh-ket-trap-tu-tinh-hoa-nong-san-viet-a292801.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.