+Aa-
    Zalo

    Những khoản thu nhập nào của công chức đồng loạt tăng trong thời gian tới?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Từ 1/7, mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng, do đó, nhiều khoản thu nhập của công chức cũng sẽ tăng lên đáng kể.

    Từ 1/7, mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng, do đó, nhiều khoản thu nhập của công chức cũng sẽ tăng lên đáng kể.


    Sắp tới, nhiều khoản phụ cấp của công chức sẽ tăng. Ảnh minh họa 

    Tăng lương

    Thời điểm hiện tại, lương của công chức được tính theo công thức:

    Lương = Hệ số x mức lương cơ sở

    Khi mức lương cơ sở tăng thêm 110.000 đồng/tháng thì hệ số lương cao nhất với các đối tượng công chức nêu tại phụ lục kèm Nghị định 204/2004 cụ thể:

    Tăng hàng loạt phụ cấp của công chức

    Hàng loạt các khoản phụ cấp được tính theo mức lương cơ sở cũng tăng từ 1/7.

    Các khoản phụ cấp được tính theo công thức:

    Phụ cấp = Lương cơ sở x Hệ số.

    Như vậy, khi mức lương cơ sở tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng thì các loại phụ cấp của công chức cũng đồng loạt tăng. Cụ thể, phải kể đến 05 loại phụ cấp:

    - Phụ cấp khu vực: Gồm 07 hệ số là 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0. Như vậy, khi lương cơ sở tăng thì mức tăng cao nhất của phụ cấp khu vực là 1.100.000 đồng/tháng và mức tăng thấp nhất là 11.000 đồng/tháng;

    - Phụ cấp lưu động: Gồm 03 hệ số là 0,2; 0,4 và 0,6. Trong năm 2020, loại phụ cấp này sẽ tăng cao nhất là 66.000 đồng/tháng, thấp nhất là 22.000 đồng/tháng;

    - Phụ cấp độc hại, nguy hiểm: Gồm 04 mức hệ số là 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4. Như vậy, mức tăng phụ cấp lưu động cao nhất là 44.000 đồng/tháng, mức tăng thấp nhất là 11.000 đồng tháng;

    - Phụ cấp trách nhiệm công việc: Trong năm 2020, mức tăng thấp nhất là 11.000 đồng/tháng; cao nhất với người làm công tác bảo vệ cơ mật mật mã là 33.000 đồng/tháng, với người đòi hỏi công việc trách nhiệm cao là 55.000 đồng/tháng...

    Từ năm 2021, các khoản phụ cấp của công chức thay đổi thế nào?

    Theo Nghị quyết 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, từ năm 2021, những khoản phụ cấp sau đây sẽ bị bãi bỏ:

    - Phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để đảm bảo tương quan tiền lương với cán bộ, công chức)

    - Phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ)

    - Phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản);

    - Phụ cấp độc hại nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).

    Riêng giáo viên, việc bỏ phụ cấp thâm niên đã được quy định cụ thể tại Điều 76 Luật Giáo dục 2019. Theo đó, nhà giáo… được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ

    Trong khi Luật Giáo dục năm 2005 sửa đổi, bổ sung quy định giáo viên được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác.

    Do đó, từ 1/7/2020, khi Luật Giáo dục chính thức có hiệu lực, giáo viên đã không còn được hưởng phụ cấp thâm niên nữa.

    Cũng tại Nghị quyết này, Ban Chấp hành Trung ương còn quy định sẽ bãi bỏ các khoản chi ngoài lương của công chức, viên chức có nguồn gốc ngân sách Nhà nước như:

    - Tiền bồi dưỡng họp

    - Tiền bồi dưỡng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án

    - Hội thảo…

    Đồng thời, cũng khoán các chế độ ngoài lương như tiền xăng xe, tiền điện thoại, không gắn lương công chức, viên chức với việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung văn bản quy định chính sách, chế độ không có tính chất lương.

    Thủy Tiên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-khoan-thu-nhap-nao-cua-cong-chuc-dong-loat-tang-trong-thoi-gian-toi-a322261.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan