+Aa-
    Zalo

    Nước nhiễm mặn ở Bình Định, hơn 17ha cá tôm chết trắng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Nguồn nước nhiễm mặn trong thời gian dài, nhiều diện tích nuôi tôm sú, tôm thẻ xen canh cá dìa, cua của người dân các xã ở huyện Tuy Phước (Bình Định) bị chết.

    (ĐSPL) - Nguồn nước nhiễm mặn trong thời gian dài, nhiều diện tích nuôi thả tôm sú, tôm thẻ xen canh cá dìa, cua của người dân các xã ở huyện Tuy Phước (Bình Định) bị chết trắng.

    Tin tức trên báo Dân trí, chiều 25/4, ông Phạm Quang Ân, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tuy Phước (Bình Định) cho biết, trong những ngày qua, trên địa bàn huyện đã có hơn 17ha diện tích tôm nuôi vụ 1 năm 2016 của bà con ngư dân các xã Phước Thắng, Phước Hòa, Phước Sơn và Phước Thuận bị dịch bệnh chết.

    Trong đó, trên 10ha diện tích nuôi tôm bị thân đỏ đốm trắng chết tập trung ở thôn Nhân Ân (xã Phước Thuận) và thôn Lạc Điền (xã Phước Thắng). Ngoài ra, có hơn 7ha diện tích nuôi tôm trong vùng nuôi theo phương thức quảng canh cải tiến bị chết rải rác chứ không chết hàng loạt như tôm bệnh đốm trắng.

    Ông Ân thông tin thêm, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện trong đợt 1 năm 2016 có 971 ha tại các xã Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Thuận, Phước Hòa. Trong đó, khoảng 100 ha nuôi theo hình thức thâm canh và bán thâm canh, còn lại là nuôi quảng canh cải tiến tôm, xen kẽ cua và cá.

    Ông Ân cũng lý giải về nguyên nhân cá, tôm, cua bị chết: “Ngay từ đầu vụ tôm, ngành chức năng đã nhận định tình hình nuôi trồng thủy sản năm nay hết sức phức tạp. Theo lịch thả tôm của tỉnh bắt đầu từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 3, tuy nhiên trong giai đoạn này, thời tiết có những đợt lạnh xen kẽ những đợt nắng nóng làm sốc tôm nuôi, mẫn cảm với dịch bệnh. Thậm chí, cá dìa là loài thích nghi, ít mẫn cảm với môi trường nhất cũng bị chết do độ mặn tăng”.

    Theo người dân ở xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước (Bình Định), hiện đến 80\% diện tích nuôi tôm bị nhiễm mặn chết. Ảnh: Báo Dân trí.

    Không những tác động xấu đến môi trường sống của tôm, cua, cá được nuôi thả, nước nhiễm mặn còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp của bà con nhân dân.

    Trước đó, VOV đưa tin, vụ sản xuất lúa Đông Xuân chưa kết thúc, nhưng tình trạng xâm nhập mặn và thiếu nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất đã xảy ra tại nhiều nơi, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

    Đang là thời điểm cuối vụ sản xuất lúa Đông Xuân, nhưng vùng hạ lưu sông Lại Giang thuộc địa bàn huyện Hoài Nhơn (Bình Định) đã xảy ra tình trạng xâm nhập mặn. Tại thôn An Nghiệp, xã Hoài Mỹ, chính quyền và người dân đang rất lo lắng, bởi nước sông đang ngày một cạn dần. 

    Vùng sản xuất nông nghiệp xã Hoài Mỹ chiếm 1/3 tổng diện tích gieo trồng của huyện Hoài Nhơn với gần 800ha. Tình trạng xâm nhập mặn và thiếu nước tưới đã ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa, nguy cơ giảm năng suất.

    BẢO KHÁNH(Tổng hợp)

    (Nguồn: Báo Dân trí, VOV)

    [mecloud]aIw6spulF8[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nuoc-nhiem-man-o-binh-dinh-hon-17ha-ca-tom-chet-trang-a128958.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.