+Aa-
    Zalo

    "Ông lớn" ngành hàng hải lên kế hoạch lợi nhuận tăng 29% trong năm 2024

    (ĐS&PL) - Năm 2024, VIMC đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất mục tiêu đạt 13.447 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 2.736 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 2.736 tỷ đồng.

    Sáng 16/4, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. 

    Phát biểu tại đại hội, ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) cho biết năm 2023, Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên (DNTV) hoạt động trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thế giới khi tăng trưởng GDP, thương mại và đầu tư toàn cầu suy giảm, lạm phát vẫn duy trì ở mức cao, gắn với những diễn biến căng thẳng của các xung đột địa chính trị.

    Ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam phát biểu tại đại hội

    Ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam phát biểu tại đại hội

    Thị trường tàu hàng khô diễn biến không thuận lợi, chỉ số vận tải tàu hàng rời (BDI) có những thời điểm giảm xuống mức rất thấp, dao động ở mức 500 điểm (mức thấp nhất kể từ tháng 5/2020).

    Thị trường vận tải container chứng kiến sự suy giảm mạnh trong năm 2023, thậm chí có thời điểm giảm hơn 60% so với cùng kỳ năm 2022.

    Hệ thống cảng biển của VIMC cũng chịu nhiều áp lực cạnh khi các cảng biển tư nhân liên tục ra đời, với sự linh hoạt cao trong chính sách giá, có lợi thế tuyệt đối trong công tác phát triển thị trường, tiếp thị khách hàng.

    Các doanh nghiệp dịch vụ logistics cũng gặp nhiều khó khăn khi các dịch vụ truyền thống ngày càng mai một, cơ sở hạ tầng, kho bãi không còn nằm ở các vị trí thuận lợi, năng lực cạnh tranh thấp.

    Kết quả, năm 2023, VIMC đạt doanh thu hợp nhất 13.964 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 2.126 tỷ đồng.

    Theo lãnh đạo VIMC, để đạt được kết quả đó, trong năm 2023, tập thể Ban Thường vụ, HĐQT, Ban điều hành đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp, đặc biệt ưu tiên những giải pháp mới, mang tính đột phá và thực tiễn đã chứng minh rằng các giải pháp đó đúng đắn, mang lại hiệu quả.

    VIMC đã liên tục đổi mới, dám nghĩ, dám làm, phát triển mạnh các dịch vụ logistics, dịch vụ ngoài bốc xếp, kinh doanh thương mại để tăng trưởng khách hàng, doanh thu cho các DNTV. Trong đó, Công ty CP Vận tải biển Việt Nam (Vosco) còn mở rộng hoạt động thương mại nhằm tăng doanh thu, giành được quyền vận chuyển, bước đầu đem lại hiệu quả với doanh thu thương mại đạt 750 tỷ đồng.

    Tổng công ty cũng ban hành lại định mức nhiên liệu, giảm tỷ lệ đảo chuyển cont tại bãi, thương thảo đàm phán các dịch vụ để tăng tỷ lệ chiết khấu, tăng cường các hoạt động tự sửa chữa, giảm chi phí thuê ngoài.

    Cùng đó, xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, ưu tiên nguồn lực để duy trì và tăng trưởng thị phần cho các mặt hàng chiến lược (container, sắt thép, nông sản, dăm gỗ, viên gỗ nén...); tập trung công tác chăm sóc khách hàng để không ngừng củng cố và nâng cấp mối quan hệ gắn bó với khách hàng, hãng tàu; đẩy mạnh chuyển đổi số, chuẩn hóa quy trình trong quản lý, điều hành, khai thác;...

    Năm 2024, lãnh đạo VIMC dự báo thị trường vận tải biển tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức từ việc chiến tranh tiếp tục leo thang tại nhiều khu vực, tình hình hạn hán tại kênh đào Panama, cũng như những chặng thẳng tại Biển Đỏ, kênh đào Suez gây ảnh hưởng đến hoạt động của các hãng tàu và có thể dẫn tới tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu.

    VIMC ước tính sản lượng vận tải biển giảm 24% xuống 15,9 triệu tấn do thị trường vận tải biển năm 2024 vẫn còn rất khó khăn như các nhận định thị trường đã nêu, ngoài ra các đơn vị có kế hoạch thanh lý các tàu già, khai thác kém hiệu quả, tình trạng kỹ thuật kém.

    Ngược lại, sản lượng hàng thông qua cảng dự kiến tăng 8% lên 123,6 triệu tấn. Theo MVN, sản lượng tăng chủ yếu ở: cảng Hải Phòng (tăng 2,4 triệu tấn), cảng Quy Nhơn (tăng 1,8 triệu tấn), cảng Đà Nẵng (tăng 0,8 triệu tấn), cảng Sài Gòn (tăng 0,5 triệu tấn) và nhóm cảng liên doanh (tăng 2,7 triệu tấn).

    Năm 2024, VIMC đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất mục tiêu đạt 13.447 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 2.736 tỷ đồng

    Năm 2024, VIMC đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất mục tiêu đạt 13.447 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 2.736 tỷ đồng

    Về kế hoạch kinh doanh, doanh thu hợp nhất năm 2024 dự kiến giảm nhẹ 4% xuống 13.447 tỷ đồng, nguyên nhân chính đến từ việc khối vận tải biển suy giảm, trong đó Vosco giảm 959 tỷ đồng, Bisco giảm 176 tỷ đồng chủ yếu giảm từ doanh thu khai thác. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 2.736 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ nhờ lợi nhuận công ty mẹ tăng từ việc đánh giá lại tài sản góp vốn thành lập VIMC Lines khoảng 452 tỷ đồng.

    Lãnh đạo VIMC cho biết thêm, năm 2024 VIMC còn đối mặt với thách thức về việc đội tàu ngày càng già, tính năng kỹ thuật kém, không đồng bộ. Quy mô đội tàu ngày càng thu hẹp do quá trình tái cơ cấu, cũng như vướng mắc trong quy định về thủ tục đầu tư nên nhiều năm nay, các doanh nghiệp của VIMC chưa đầu tư phát triển được đội tàu. Trong khi đó khối cảng biển VIMC chịu áp lực ngày càng gay gắt từ khối tư nhân...

    Riêng với sản lượng vận tải biển, doanh nghiệp đặt chỉ tiêu đạt 3,8 triệu tấn, giảm 32% so với thực hiện năm 2023. Nguyên nhân do ảnh hưởng từ sự khó khăn của thị trường vận tải biển và do dự kiến bán, thanh lý tàu.

    Trong kế hoạch hợp nhất, năm 2024, VIMC đặt mục tiêu có sản lượng vận tải biển đạt 15,9 triệu tấn (bằng 76% so với năm 2023), sản lượng hàng thông qua cảng đạt 123,6 triệu tấn (bằng 108% so với năm 2023). Doanh thu hợp nhất mục tiêu đạt 13.447 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 2.736 tỷ đồng.

    Theo Chiến lược phát triển của Tổng công ty giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2035; Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 đã được phê duyệt, Tổng công ty đang và sẽ triển khai đầu tư đồng bộ các dự án đầu tư phát triển trong cả 03 lĩnh vực kinh doanh chính: hệ thống cảng biển nước sâu tại các khu vực Lạch  Huyện, Liên Chiểu, Cần Giờ, …; đầu tư phát triển đội tàu container và các cơ sở hạ tầng logistics với tổng mức đầu tư khoảng 43.196 tỷ đồng, trong đó, dự kiến giá trị giải ngân giai đoạn 2021-2025 khoảng 31.796 tỷ đồng, vốn tự có khoảng 12.246 tỷ đồng.

    Trong khi đó, tài sản hiện tại của VIMC chủ yếu tập trung ở tài sản cố định (đội tàu) và các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Vì vậy, việc tăng vốn điều lệ của VIMC là cần thiết để đáp ứng nhu cầu đầu tư, phát triển của VIMC nhằm tận dụng cơ hội về nguồn lực để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh (đầu tư phát triển cảng cho tàu trọng tải lớn, đầu tư phát triển đội tàu, đầu tư tăng vốn tại các công ty có hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, …), phù hợp với định hướng chiến lược phát triển của VIMC.

    Trong cơ cấu giai đoạn 2021 - 2025, VIMC cũng thông qua việc đầu tư góp vốn thành lập công ty liên doanh giữa Tổng công ty Hàng hải Việt Nam – CTCP và Công ty Aries Energy Corporation – Hy Lạp với mức vốn điều lệ là 200 nghìn USD, trong đó tỷ lệ góp vốn của VIMC là 51%. 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/ong-lon-nganh-hang-hai-len-ke-hoach-loi-nhuan-tang-29-trong-nam-2024-a414323.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan