+Aa-
    Zalo

    Tạm giữ 2 đối tượng hút cát trái phép trên sông Đồng Nai

    (ĐS&PL) - Lực lượng chức năng đã phát hiện nhóm đối tượng đang hút cát trái phép. Hiện đang tạm giữ 2 đối tượng, thu giữ nhiều tang vật để điều tra.

    Theo VTV New đưa tin,  ngày 20/7/2023, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Bình Dương đã phát hiện, bắt giữ một ghe hút cát trái phép có sức chứa lớn, đang hút cát trên sông Đồng Nai.

     Cụ thể, vào khoảng 1h ngày 20/7, trong quá trình tuần tra trên sông Đồng Nai (đoạn qua phường Uyên Hưng, thành phố Tân Uyên), Đội Cảnh sát Đường thủy Phòng Cảnh sát Giao thông, Công an tỉnh Bình Dương, đã phát hiện 1 nhóm đối tượng đang bơm, hút cát trái phép.

    Khi thấy lực lượng chức năng, 4 đối tượng đã nhảy sông để trốn.

    Lực lượng chức năng đã kịp thời tạm giữ được 2 đối tượng. Tang vật thu gồm 1 ghe gỗ dùng để bơm hút cát và một ghe chuyên chở cát có sức chứa 26 tấn.

    tam giu 2 doi tuong hut cat trai phep tren song dong nai
    Đối tượng cùng tang vật những chiếc ghe hút cát trên sông Đồng Nai bị lực lượng chức năng phát hiện bắt giữ. Ảnh: VTV News

    Tại thời điểm phát hiện, trên ghe có chứa khoảng 5m3 cát được hút trái phép trong đêm.

    Đội Cảnh sát Đường thủy (Phòng Cảnh sát Giao thông) đã bàn giao các đối tượng và tang vật cho Công an thành phố Tân Uyên xử lý theo thẩm quyền, theo Vietnam Plus.

    Theo quy định của pháp luật hành vi khai thác cát sông trái phép sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và hình sự.

    Theo Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản (thay thế cho Nghị định 33/2017/NĐ-CP) có quy định cụ thể như sau:

    - Tại Điều 25 quy định: Hành vi khai thác cát, sỏi trên sông, hồ không đúng phương án thực hiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng; Hành vi không tạm dừng hoạt động khai thác cát, sỏi khi thấy có hiện tượng sạt, lở bờ tại khu vực trong quá trình hoạt động bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng; Hành vi khai thác cát, sỏi trên sông, hồ không đúng phương án thực hiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận gây sạt, lở lòng, bờ, bãi sông hoặc gây ngập úng nặng vùng đất ven sông bị phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng (Hình thức phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng).

    - Tại Khoản 8, Điều 37 quy định: Hành vi khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) hoặc vượt quá độ sâu cho phép khai thác, bị xử phạt cụ thể như sau:

    + Phạt từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác vượt ra ngoài điểm gần nhất của ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) đến dưới 100m hoặc vượt quá độ sâu cho phép đến dưới 2m. Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản từ 6 tháng đến dưới 9 tháng trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.

    + Phạt từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác cát; sỏi vượt ra ngoài điểm gần nhất của ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) từ 100m đến dưới 200m hoặc vượt quá độ sâu cho phép từ 2 m đến dưới 5 m. Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản  từ 9 tháng đến 12 tháng trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.

    - Trường hợp khai thác vượt ra ngoài điểm gần nhất của ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) từ 200m trở lên hoặc vượt quá độ sâu cho phép từ 05m trở lên được coi là hành vi khai thác khoáng sản mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì bị áp dụng mức phạt tiền cao nhất tương ứng quy định tại điểm e khoản 1 và điểm e khoản 2 Điều 48 Nghị định này. Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản  từ 12 tháng đến 15 tháng trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.

    - Ngoài ra, hành vi khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) hoặc vượt quá độ sâu cho phép khai thác còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là: Buộc cải tạo, phục hồi môi trường; thực hiện các giải pháp đưa các khu vực đã khai thác vượt ra ngoài phạm vi được phép khai thác về trạng thái an toàn. Đối với trường hợp khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ còn phải đền bù, trả kinh phí khắc phục, sửa chữa những hư hỏng của công trình đê điều, công trình hạ tầng kỹ thuật khác, công trình dân dụng do hành vi vi phạm gây ra. Buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp trong lĩnh vực khoáng sản do thực hiện vi phạm hành chính. Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định và đo đạc.

    - Tại Điều 48 quy định: Hành vi vi phạm về khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bị xử phạt từ 20.000.000 đồng – 200.000.000  đồng (tương ứng khoáng sản đã khai thác trái phép dưới 10m3 đến trên 50m3).

    Đồng thời, tịch thu toàn bộ khoáng sản được quy đổi bằng tiền; tịch thu phương tiện sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Buộc cải tạo, phục hồi môi trường; thực hiện các giải pháp đưa các khu vực đã khai thác về trạng thái an toàn; đền bù, trả kinh phí khắc phục, sửa chữa những hư hỏng của công trình dân dụng do hành vi vi phạm gây ra...

    Ngoài những mức xử phạt vi phạm hành chính như trên, hành vi khai thác cát, sỏi trái phép có thể bị xử lý hình sự. Tại điều 227 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về Tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên cụ thể:

    - Người nào vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thủy, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 3 năm: Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 2 năm đến 7 năm: Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác 500.000.000 đồng trở lên; khoáng sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; có tổ chức; Gây sự cố môi trường; làm chết người; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;

    - Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

    Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc khoáng sản trị giá từ 700.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.

    Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm.

    Để ngăn chặn tình trạng khai thác, vận chuyển cát trái phép, Cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các đơn vị cơ sở tăng cường tuần tra, phối hợp cùng các lực lượng liên quan chủ động phát hiện và ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm tình trạng khai thác, vận chuyển cát trái phép trên địa bàn. Bên cạnh đó, đơn vị tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân cung cấp thông tin có giá trị cho lực lượng chức năng; thực hiện đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ để ngăn ngừa, đấu tranh và xử lý nghiêm đối với hành vi liên quan đến khai thác, vận chuyển, mua bán cát trái phép…

    Theo quy định của pháp luật hành vi khai thác cát sông trái phép sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và hình sự.

    Theo Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản (thay thế cho Nghị định 33/2017/NĐ-CP) có quy định cụ thể như sau:

    - Tại Điều 25 quy định: Hành vi khai thác cát, sỏi trên sông, hồ không đúng phương án thực hiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng; Hành vi không tạm dừng hoạt động khai thác cát, sỏi khi thấy có hiện tượng sạt, lở bờ tại khu vực trong quá trình hoạt động bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng; Hành vi khai thác cát, sỏi trên sông, hồ không đúng phương án thực hiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận gây sạt, lở lòng, bờ, bãi sông hoặc gây ngập úng nặng vùng đất ven sông bị phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng (Hình thức phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động từ 1 tháng đến 3 tháng).

    - Tại Khoản 8, Điều 37 quy định: Hành vi khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) hoặc vượt quá độ sâu cho phép khai thác, bị xử phạt cụ thể như sau:

    + Phạt từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác vượt ra ngoài điểm gần nhất của ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) đến dưới 100m hoặc vượt quá độ sâu cho phép đến dưới 02m. Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản từ 06 tháng đến dưới 09 tháng trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.

    + Phạt từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác cát; sỏi vượt ra ngoài điểm gần nhất của ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) từ 100m đến dưới 200m hoặc vượt quá độ sâu cho phép từ 2 m đến dưới 5 m. Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản  từ 9 tháng đến 12 tháng trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.

    - Trường hợp khai thác vượt ra ngoài điểm gần nhất của ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) từ 200m trở lên hoặc vượt quá độ sâu cho phép từ 05m trở lên được coi là hành vi khai thác khoáng sản mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì bị áp dụng mức phạt tiền cao nhất tương ứng quy định tại điểm e khoản 1 và điểm e khoản 2 Điều 48 Nghị định này. Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản  từ 12 tháng đến 15 tháng trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.

    - Ngoài ra, hành vi khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) hoặc vượt quá độ sâu cho phép khai thác còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là: Buộc cải tạo, phục hồi môi trường; thực hiện các giải pháp đưa các khu vực đã khai thác vượt ra ngoài phạm vi được phép khai thác về trạng thái an toàn. Đối với trường hợp khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ còn phải đền bù, trả kinh phí khắc phục, sửa chữa những hư hỏng của công trình đê điều, công trình hạ tầng kỹ thuật khác, công trình dân dụng do hành vi vi phạm gây ra. Buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp trong lĩnh vực khoáng sản do thực hiện vi phạm hành chính. Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định và đo đạc.

    - Tại Điều 48 quy định: Hành vi vi phạm về khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bị xử phạt từ 20.000.000 đồng – 200.000.000  đồng (tương ứng khoáng sản đã khai thác trái phép dưới 10m3 đến trên 50m3).

    Đồng thời, tịch thu toàn bộ khoáng sản được quy đổi bằng tiền; tịch thu phương tiện sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Buộc cải tạo, phục hồi môi trường; thực hiện các giải pháp đưa các khu vực đã khai thác về trạng thái an toàn; đền bù, trả kinh phí khắc phục, sửa chữa những hư hỏng của công trình dân dụng do hành vi vi phạm gây ra...

    Ngoài những mức xử phạt vi phạm hành chính như trên, hành vi khai thác cát, sỏi trái phép có thể bị xử lý hình sự. Tại điều 227 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về Tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên cụ thể:

    - Người nào vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thủy, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 2 năm đến 7 năm: Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác 500.000.000 đồng trở lên; khoáng sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; có tổ chức; Gây sự cố môi trường; làm chết người; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;

    - Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

    Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc khoáng sản trị giá từ 700.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.

    Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm.

    Thùy Dung(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tam-giu-2-doi-tuong-hut-cat-trai-phep-tren-song-dong-nai-a583725.html
    CSGT bắt giữ tàu hút cát trái phép trên sông Hồng

    CSGT bắt giữ tàu hút cát trái phép trên sông Hồng

    Thông tin từ Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, ngày 10/5, Thủy đoàn I (Cục CSGT) vừa bắt giữ tàu hút cát trái phép trên sông Hồng, đoạn giáp ranh xã Cao Đại (huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) và huyện Ba Vì (TP.Hà Nội).

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    CSGT bắt giữ tàu hút cát trái phép trên sông Hồng

    CSGT bắt giữ tàu hút cát trái phép trên sông Hồng

    Thông tin từ Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, ngày 10/5, Thủy đoàn I (Cục CSGT) vừa bắt giữ tàu hút cát trái phép trên sông Hồng, đoạn giáp ranh xã Cao Đại (huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) và huyện Ba Vì (TP.Hà Nội).