+Aa-
    Zalo

    Tạm giữ “lang vườn” hành nghề trái phép dẫn tới chết người

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Dù không có bằng cấp chuyên môn về ngành y nhưng ông Sĩ đã tự ý chữa bệnh ngoài da cho một số người và gây chết một người bệnh.

    (ĐSPL) - Dù không có bằng cấp chuyên môn về ngành y nhưng ông Sĩ đã tự ý chữa bệnh ngoài da cho một số người và gây chết một người bệnh.

    Theo tin tức trên báo Công an Nhân dân, Công an huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa ngày 1/6 cho biết, vừa tạm giữ ông Trần Văn Sỹ (39 tuổi, trú xã Lộc Tân, huyện Hậu Lộc) để điều tra về hành vi vi phạm quy định về khám chữa bệnh.

    Thông tin ban đầu cho biết, mặc dù không có bằng cấp chuyên môn về ngành y nhưng gần đây, ông Sĩ đã tự ý chữa bệnh ngoài da như chàm, ghẻ, ngứa... cho một số người dân quanh vùng. Hiện vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.

    Công an tiến hành tạm giữ thầy lang tiêm thuốc gây chết người - Ảnh: Báo Pháp Luật Việt Nam

    Chiều 27/5, ông Sĩ tiêm thuốc trị bệnh chàm tổ đỉa cho ông Đào Văn H (38 tuổi, trú phường Quảng Hưng, TP Thanh Hóa). Sau khi tiêm, ông H có dấu hiệu bị sốc thuốc, co giật, tím tái và tử vong.

    Nhà chức trách đã khám nghiệm tử thi đồng thời niêm phong lô thuốc ông Sĩ sử dụng nhằm xác định nguyên nhân tử vong bệnh nhân.

    Hiện Công an huyện Hậu Lộc đang phối hợp với các ngành liên quan điều tra, làm rõ nguyên nhân gây tử vong đối với anh Đào Văn Hoàng và xử lý việc khám chữa bệnh sai qui định của ông Trần Văn Sỹ.

    Theo báo Vnexpress, chỉ trong tháng 5, tại Thanh Hóa đã xảy ra 3 vụ bệnh nhân tử vong bất thường trong các cơ sở y tế. Ngày 8/5, bé Trịnh Thanh B (13 ngày tuổi ở xã Xuân Thắng, Thọ Xuân) được người thân đưa đến trạm y tế xã tiêm văcxin ngừa lao (BCG). Ít giờ sau, cháu có biểu hiện khác thường, hay quấy khóc, ít bú và hơi thở yếu..., tử vong trưa cùng ngày. Cho rằng cái chết của bé trai là do sai sót nghiệp vụ và sự thờ ơ của nhân viên y tế xã, người thân đã đưa thi thể bé đến trạm y tế đòi làm rõ trách nhiệm.

    Ngày 22/5, bệnh nhân Đỗ Thị Th (31 tuổi, quê xã Nga Yên, huyện Nga Sơn) sau mũi tiêm thuốc cản quang ở Bệnh viện phổi Thanh Hóa tử vong do sốc phản vệ. Người thân chị Th sau đó tập trung rất đông gây áp lực đòi bệnh viện chịu trách nhiệm.

    Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác (Điều 242 Bộ luật Hình sự)

    1. Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 201 của Bộ luật này, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người khác hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

    2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

    3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt từ từ bảy năm đến mười lăm năm.

    4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

    GIA HUY(Tổng hợp)

    [mecloud]vKK9ds2wHt[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tam-giu-lang-vuon-hanh-nghe-trai-phep-dan-toi-chet-nguoi-a96999.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.