+Aa-
    Zalo

    Tân Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ bất đồng với Tổng thống Trump

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tổng thống Mỹ Donald Trump và tân Cố vấn An ninh Quốc gia, Trung Tướng H.R. McMaster sẽ sớm có những bất đồng, liên quan chủ yếu đến mối quan hệ với Nga.

    Tổng thống Mỹ Donald Trump và tân Cố vấn An ninh Quốc gia, Trung Tướng H.R. McMaster sẽ sớm có những bất đồng, liên quan chủ yếu đến mối quan hệ với Nga.

    Ông McMaster mới gia nhập đội ngũ nhân viên Nhà Trắng, trở thành Cố vấn An ninh Quốc gia – một vị trí vô cùng quan trọng trong chính quyền Donald Trump. Tuy nhiên, McMaster có quan điểm trái ngược với Tổng thống về về Nga, hoạt động chống khủng bố, tăng cường an ninh, quân sự.

    Một trí tuệ quân sự được định hình bởi kinh nghiệm nhiều hơn bởi cảm xúc sẽ không dễ gì thay đổi. Bên cạnh đó, H.R. McMaster sẽ không đơn độc. Đồng minh chính của ông bao gồm Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis, Tướng Joseph Dunford, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ và Thượng nghị sĩ John McCain, chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện.

    Người phát ngôn Nhà Trắng Sean Spicer hôm 21/2 cho biết, ông Trump đã khẳng định với ông McMaster rằng: "Ông có đủ thẩm quyền để cơ cấu lại đội ngũ an ninh quốc gia theo cách ông muốn".

    Tân Cố vấn Quốc gia Mỹ H.R. McMaster. Ảnh: Reuters

    Tuy nhiên, Donald Trump đã thực hiện một bước đi bất thường bằng cách thêm Steve Bannon - cố vấn chiến lược của ông được biết đến với quan điểm tư tưởng cánh hữu – vào Hội đồng An ninh Quốc gia. "Nguy cơ thực sự cho những bất đồng là một số người cho rằng Steve Bannon đã tham gia vào bộ máy quản lý", Andrew Exum, một cựu sĩ quan quân đội, bạn học của McMaster nói.

    Một trong những thử nghiệm đầu tiên của ông McMaster có thể sẽ là việc thay đổi chính sách của Mỹ ở Syria, và rộng hơn là chống lại Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Kết quả rà soát có thể được đưa ra vào đầu tuần tới, các quan chức Lầu Năm Góc cho biết.

    Trong khi đó, ông Bannon nói hồi cuối tháng 6/2016 rằng Mỹ và các đồng minh châu Âu đang chiến đấu một "cuộc chiến sống còn toàn cầu" chống lại IS.

    Cách tiếp cận của McMaster nhằm đánh bại các chiến binh Hồi giáo Sunni mang nhiều sắc thái, phần lớn nhằm vào việc tách tổ chức cực đoan khỏi dân thường. Trong quá khứ, Trung tướng McMaster từng chỉ huy Trung đoàn Kỵ binh bọc thép thứ 3 tái chiếm thành phố Tal Afar ở biên giới Iraq-Syria vào năm 2005

    Viết trên tạp chí Military Review, ông cảnh báo rằng việc tăng cường lực lượng, như ông Trump tuyên bố chỉ để ném bom IS có thể sẽ phản tác dụng. "Tại Iraq, một sự hiểu biết không đầy đủ về các bộ tộc, dân tộc, tôn giáo và các cuộc xung đột ... đôi khi dẫn đến hoạt động quân sự làm trầm trọng thêm những lo ngại hoặc xúc phạm đến ý nghĩa danh dự của người dân".

    Thử nghiệm quan trọng thứ hai của ông McMaster có lẽ sẽ là chính sách ngoại giao với Nga. Không giống như người tiền nhiệm của mình, Michael Flynn, và Tổng thống Donald Trump, McMaster coi Moscow là đối thủ chứ không phải là một cộng sự. Tháng 5/2016, tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, ông McMaster đánh giá hành động sáp nhập Crimea của Nga và việc hỗ trợ cho quân nổi dậy ở miền Đông Ukraine như là một hành động cực đoan chỉ nhằm thu lợi.

    "Tôi nghĩ rằng, các thách thức thực sự ông ấy sẽ phải đối đầu không phải là thách thức của chiến lược và trách nhiệm toàn cầu", John Nagl, một Đại tá quân đội về hưu cho biết. "Ông ấy biết phải làm thế nào để đối phó với những điều đó. Những thách thức của McMaster là đạo đức, hài hòa với một chính quyền mới có vẻ như không rõ ràng trong việc hỗ trợ cho các giá trị Mỹ".

    (Theo Reuters)
     
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tan-co-van-an-ninh-quoc-gia-my-bat-dong-voi-tong-thong-trump-a181780.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan