+Aa-
    Zalo

    Tăng lương tối thiểu lên 3,4 triệu, người lao động sẽ đủ sống?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL)- Kể cả lương tối thiểu có tăng lên 3,4 triệu đồng/tháng thì cũng chưa chắc đã đảm bảo được mức sống tối thiểu của người lao động. Trong khi đó, doanh nghiệp sẽ phải chịu áp lực, có thể buộc thu hẹp sản xuất.

    (ĐSPL) -Nhiều doanh nghiệp hiện nay lo được lương tối thiểu cũng đã khó, nếu tăng lương có thể buộc phải thu hẹp sản xuất. Trong khi đó, kể cả lương tối thiểu có tăng lên 3,4 triệu đồng/tháng thì cũng chưa chắc đã đảm bảo được mức sống tối thiểu của người lao động.
    Ngày 31/7, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã họp để thảo luận mức lương tối thiểu vùng năm 2015. 3 phương án được đưa ra trong buổi thảo luận, trong đó:
    Đại diện Tổ chức sử dụng người lao động (Phòng Thương mại Công ngiệp Việt Nam VCCI) đề xuất mức lương tối thiểu vùng 1, áp dụng từ năm 2015 là: 3.000.000 đồng/người/tháng.
    Đại diện Bộ Lao động-Thương binh- Xã hội đưa ra mức 3.050.000 đồng/người/tháng.
    Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đưa ra mức 3.400.000 đồng/người/tháng. 
    Tăng lương tối thiểu: 3 phương án đều thiếu căn cứ
    Ông Đặng Như Lợi, nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội: Tăng lương tối thiểu, 3 phương án đều thiếu căn cứ.
    Lý giải mức lương 3.400.000 đồng/người/tháng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng cho biết: “Để đạt mục tiêu của lộ trình đến năm 2017 mức lương tối thiểu phải đáp ứng đủ nhu cầu cuộc sống tối thiểu của người lao động. Hiện tại, mức lương tối thiểu vùng năm 2014 đang áp dụng là 2,7 triệu đồng đối với vùng 1 và 1,9 triệu đồng ở vùng 2. Mức lương này vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của người lao động”.
    Tổng Liên đoàn Lao động đề nghị cần phải tăng lương tối thiểu vùng 1 năm 2015 lên mức 3,4 triệu đồng/người/tháng, tăng gần 26\% so với mức lương tối thiểu cũ.
    Không đồng tình với mức lương đề xuất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đại diện Phòng Thương mại Công ngiệp Việt Nam- VCCI lại cho rằng mức lương đề xuất tối thiểu năm 2015 cho vùng 1 là 3 triệu đồng.
    Mặc khác, đại diện thường trực Hội đồng tiền lương là Bộ Lao động Thương binh và Xã hội lại đưa ra đề xuất mức lương tối thiểu vùng 1 năm 2015 là 3,05 triệu đồng/tháng.
    Do cả 3 đề xuất có sự “vênh”  nên phương án lương tối thiểu vùng 2015 vẫn chưa đi đến thống nhất.
    Trao đổi với phóng viên báo Đời sống và Pháp luật xung quanh vấn đề này, ông Đặng Như Lợi, nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng: “Cả 3 phương án nêu trên mà các bên đưa ra đều chưa được rõ ràng, thiếu cơ sở và không có căn cứ”.
    Tăng lương tối thiểu: Ai là người hưởng lợi?

    Ông Đăng Như Lợi, nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội.

    Ông Lợi phân tích, khi đưa ra về việc tăng lương tối thiểu đối với các vùng, giá trị lao động sẽ tương ứng với giá cả lao động. Vì vậy, phải tính toán mức lương tối thiểu này tương quan ra sao, nếu không tương quan thì rõ ràng chỉ là một phía đời sống và đòi hỏi nhu cầu cuộc sống không thôi thì cũng không nên.
    Trách nhiệm của tổ chức công đoàn là đến đâu để đảm bảo cho việc đặt ra mức lương tối thiểu cho mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh một cách phù hợp? Bởi vì mức lương tối thiểu ở tất cả các doanh nghiệp không thể là như nhau, tổ chức lao động của họ khác nhau, sử dụng lao động khác nhau, năng suất lao động là khách nhau nên cường độ lao động và hao phí lao động người ta bỏ ra là hoàn toàn khác nhau.
    “Về nguyên lý, khi đặt ra mức lương tối thiểu phải đi theo GDP của các vùng khác nhau. Các GDP của các vùng đấy phải đảm bảo tương quan giữa tích luỹ và tiêu dùng", ông Lợi nhấn mạnh.
    Đặc biệt, cần phải xem xét thật kỹ lưỡng đối với toàn bộ lao động khu vực nông lâm ngư nghiệp hay khu vực cá thể khác không có quan hệ lao động. Nhìn từ một khía cạnh nào đó, họ đang nuôi 2/3 dân số của Việt Nam thì thu nhập của họ như thế nào. Đây là thu nhập hoàn toàn chính đáng bằng công sức của họ chứ hoàn toàn không liên quan gì đến tiền lương.
    Ngoài ra, mức lương tối thiểu phải tính đến là phi đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp... xung quanh đó tổng thể là bao nhiêu, chứ không phải chỉ là mỗi tính lương không. Chẳng hạn như quan hệ mức lương, sàn lương tối thiểu với lao động các khu vực khác ra sao, khi đưa lên thì hệ quả xã hội là cái gì?
    Mặt khác nếu áp dụng trong một vùng có nghĩa là cho toàn bộ các doanh nghiệp mà doanh nghiệp tổ chức lao động là khác nhau, sử dụng lao động khác nhau mà hiệu quả sử dụng lao động là hoàn toàn khác nhau  đặt ra như thế đâu có hợp.
    Nhiều doanh nghiệp hiện nay lo được lương tối thiểu cũng đã khó, nếu như buộc phải thu hẹp sản xuất dưới tác động của nó còn bao nhiêu vấn đề, bao nhiêu con người sẽ mất việc làm chứ không phải chỉ có một cá nhân nào đó. Sản xuất tất cả đều phải giảm đi để có thể đảm bảo chỉ mỗi lương mà không tính tới cái giá trị lao động tương ứng thì nó sẽ gây hệ quả thế nào về tổng thể?
    Mặc dù đề án đã trình ra cho thấy việc cần phải đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu, nhưng tôi không tin là nhu cầu sống tối thiểu đó là những hoạch định đã đặt ra là đúng. Nếu lấy cái không đúng làm cái mốc thì tốt nhất là không nên.
    "Vấn đề chính là vai trò của tổ chức công đoàn, trong một nền kinh tế thị trường thì phải bàn đến tiền lương của cơ chế thị trường nó là cái gì? Đã là một hội đồng chuyên môn phải là những người chuyên gia rất sâu và hiểu rất rõ những vấn đề có liên quan đến chính sách đưa ra, không chỉ nêu mà chưa tìm hiểu kỹ trước sau, dẫn đến việc rồi bỏ ngỏ”, ông Lợi cho hay.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tang-luong-toi-thieu-len-34-trieu-nguoi-lao-dong-se-du-song-a44260.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Tăng lương tối thiểu từ 1/1/2014

    Tăng lương tối thiểu từ 1/1/2014

    Chính phủ vừa ban hành Nghị định 182/2013 quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động.

    Đưa hàng chục lao động vượt biên để được... tăng lương

    Đưa hàng chục lao động vượt biên để được... tăng lương

    Việc lực lượng Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Trị triệt phá đường dây đưa người ra nước ngoài trái phép do Phan Văn Quy (38 tuổi), trú KP.1, thị trấn Cửa Việt, H.Gio Linh (Quảng Trị) tổ chức đã gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng người dân vùng đông Gio Linh (gồm thị trấn Cửa Việt, xã Gio Hải, Gio Việt, Trung Giang...) vượt biên sang Trung Quốc (TQ) lao động “chui”...