+Aa-
    Zalo

    Thăm nơi Bác Hồ viết "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến"

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Ngôi nhà nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" đến nay trở thành di tích quốc gia Nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tháng 12/1946.

    Ngôi nhà cổ của cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (quận Hà Đông, Hà Nội) là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến", hiệu triệu đồng bào đứng lên đánh đuổi giặc Pháp xâm lược.

    Ngôi nhà cổ của cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (quận Hà Đông, Hà Nội) là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến", hiệu triệu đồng bào đứng lên đánh đuổi giặc Pháp xâm lược.

    Ngôi nhà xây hai tầng năm 1941-1942, được giữ gìn nguyên trạng làm khu vực chính Nhà lưu niệm Bác Hồ. Bên phải và bên trái ngôi nhà chính là hai dãy nhà ngang, mỗi dãy 3 gian, trước đây đặt khung cửi, đồ dùng của gia đình; dãy bên phải là phòng khách thường xuyên đón tiếp nhân dân, khách trong nước và ngoài nước tới thăm; dãy bên trái là phòng trưng bày truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân phường Vạn Phúc.

    Ngôi nhà xây hai tầng năm 1941-1942, được giữ gìn nguyên trạng làm khu vực chính Nhà lưu niệm Bác Hồ. Bên phải và bên trái ngôi nhà chính là hai dãy nhà ngang, mỗi dãy 3 gian, trước đây đặt khung cửi, đồ dùng của gia đình; dãy bên phải là phòng khách thường xuyên đón tiếp nhân dân, khách trong nước và ngoài nước tới thăm; dãy bên trái là phòng trưng bày truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân phường Vạn Phúc.

    Bên ngoài căn phòng làm việc của Bác Hồ ở tầng 2 ngôi nhà. Bác đã đến ở và làm việc tại ngôi nhà của cụ Nguyễn Văn Dương từ ngày 3-19/12/1946. Trong các ngày 18 và 19/12, Bác đã chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng mở rộng, quyết định phát động cuộc kháng chiến trên phạm vi cả nước, vạch ra đường lối cơ bản của cuộc kháng chiến và ra “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến”.

    Bên ngoài căn phòng làm việc của Bác Hồ ở tầng 2 ngôi nhà. Bác đã đến ở và làm việc tại ngôi nhà của cụ Nguyễn Văn Dương từ ngày 3-19/12/1946. Trong các ngày 18 và 19/12, Bác đã chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng mở rộng, quyết định phát động cuộc kháng chiến trên phạm vi cả nước, vạch ra đường lối cơ bản của cuộc kháng chiến và ra “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến”.

    Chiếc giường gỗ, bàn viết, ngọn đèn dầu còn đây. Những kỷ vật thiêng liêng ấy gợi nhớ những ngày đầu Bác lãnh đạo toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp để 9 năm làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.

    Chiếc giường gỗ, bàn viết, ngọn đèn dầu còn đây. Những kỷ vật thiêng liêng ấy gợi nhớ những ngày đầu Bác lãnh đạo toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp để 9 năm làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.

    Kề bên giường là bàn làm việc, đó là một án thư cao chừng 75 cm, chân con tiện, trên bàn là chiếc đèn dầu hỏa, trang bản thảo “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”.

    Kề bên giường là bàn làm việc, đó là một án thư cao chừng 75 cm, chân con tiện, trên bàn là chiếc đèn dầu hỏa, trang bản thảo “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”.

    Những hiện vật Bác từng dùng trong những ngày làm việc ở đây cũng được lưu giữ. Hiện nay, ngôi nhà trở thành di tích quốc gia Nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tháng 12/1946.

    Những hiện vật Bác từng dùng trong những ngày làm việc ở đây cũng được lưu giữ. Hiện nay, ngôi nhà trở thành di tích quốc gia Nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tháng 12/1946.

    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), di tích này tiếp đón nhiều đoàn cán bộ, học sinh, nhân dân cả nước đến tham quan, học tập, trải nghiệm. Nơi đây có gian thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh để nhân dân cả nước dâng hương tưởng nhớ đến Bác.

    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), di tích này tiếp đón nhiều đoàn cán bộ, học sinh, nhân dân cả nước đến tham quan, học tập, trải nghiệm. Nơi đây có gian thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh để nhân dân cả nước dâng hương tưởng nhớ đến Bác.

    Di tích được xếp hạng Di tích Quốc gia vào ngày 21/2/1975 và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp lại vào ngày 16/6/2014.

    Di tích được xếp hạng Di tích Quốc gia vào ngày 21/2/1975 và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp lại vào ngày 16/6/2014.

    Khuôn viên vườn tại khu di tích khá rộng và được trồng các loại cây như mít, nhãn, bưởi...

    Khuôn viên vườn tại khu di tích khá rộng và được trồng các loại cây như mít, nhãn, bưởi...

    Cũng trong những ngày này, Thủ đô Hà Nội được trang hoàng rực rỡ cờ hoa chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024).

    Cũng trong những ngày này, Thủ đô Hà Nội được trang hoàng rực rỡ cờ hoa chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024).

    Theo đó, trên khắp các tuyến phố được trang trí cờ đỏ sao vàng, biểu ngữ, băng rôn với nội dung ca ngợi công lao to lớn của Bác và bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với Người.

    Theo đó, trên khắp các tuyến phố được trang trí cờ đỏ sao vàng, biểu ngữ, băng rôn với nội dung ca ngợi công lao to lớn của Bác và bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với Người.

    Không khí chào mừng 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh lan tỏa khắp phố phường Thủ đô.

    Không khí chào mừng 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh lan tỏa khắp phố phường Thủ đô.

    Tấm pano lớn nằm trên phố Lê Lai (quận Hoàn Kiếm) được trang trí mừng kỷ niệm 134 năm kỷ niệm ngày sinh của Bác Hồ.

    Tấm pano lớn nằm trên phố Lê Lai (quận Hoàn Kiếm) được trang trí mừng kỷ niệm 134 năm kỷ niệm ngày sinh của Bác Hồ.

    Thăm nơi Bác Hồ viết "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" - 14

     

    Trong dịp này, Thủ đô Hà Nội cùng với các tỉnh, thành trên cả nước sẽ tổ chức nhiều hoạt động để tưởng nhớ, tri ân Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

    Trong dịp này, Thủ đô Hà Nội cùng với các tỉnh, thành trên cả nước sẽ tổ chức nhiều hoạt động để tưởng nhớ, tri ân Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

     

     

    Theo Hữu Thắng

    Link nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/tham-noi-bac-ho-viet-loi-keu-goi-toan-quoc-khang-chien-a664288.html

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/tham-noi-bac-ho-viet-loi-keu-goi-toan-quoc-khang-chien-a424789.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Nguồn gốc, ý nghĩa của 5 điều Bác Hồ dạy

    Nguồn gốc, ý nghĩa của 5 điều Bác Hồ dạy

    Bác Hồ luôn có sự quan tâm đến việc bồi dưỡng và giáo dục các cháu thiếu nhi trở thành những người có ích cho xã hội. Nhiều lời dạy của Bác đối với thiếu nhi đã được các thế hệ thiếu niên, nhi đồng Việt Nam khắc cốt ghi tâm, trong đó nổi bật nhất chính là 5 điều Bác Hồ dạy.