+Aa-
    Zalo

    Thông tin tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em gây đột quỵ là sai sự thật

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trên mạng xã hội gần đây xuất hiện thông tin "tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em gây đột quỵ tại chỗ xảy ra ở Trường Đại học Công nghiệp Thái Nguyên" gây hoang mang dư luận, đặc biệt trong giai đoạn cả nước đang triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ dưới 18 tuổi. Đây là thông tin không chính xác.

    Thông tin tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em gây đột quỵ là sai sự thật.


    Trên mạng xã hội gần đây xuất hiện thông tin "tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em gây đột quỵ tại chỗ xảy ra ở Trường Đại học Công nghiệp Thái Nguyên" gây hoang mang dư luận, đặc biệt trong giai đoạn cả nước đang triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ dưới 18 tuổi. Đây là thông tin không chính xác.


    Với thông tin mà mạng xã hội đăng tải, bà Phạm Thị Hương, Bác sĩ Chuyên khoa II, Bệnh viện Gang thép Thái Nguyên cho biết, ngày 1/11, Bệnh viện Gang thép Thái Nguyên phối hợp với Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho sinh viên của trường.

    g1
    Sinh viên T.S.D bị sốc phản vệ sau tiêm đã ổn định sức khoẻ và chuẩn bị xuất viện. Ảnh: Trần Trang-TTXVN


    Trong quá trình tiêm, một sinh viên bị sốc phản vệ sau 7 phút tiêm chủng. Toàn bộ quy trình cấp cứu đã được đội ngũ y tế chuẩn bị sẵn sàng theo quy định của Bộ Y tế nên sinh viên này đã được xử lý kịp thời và có thể nói chuyện sau 10 phút. Sinh viên này sau đó được chuyển về bệnh viện để tiếp tục theo dõi, hiện sức khỏe đã ổn định và đang chuẩn bị xuất viện.


    Đến thời điểm này, tỷ lệ phản ứng thông thường sau tiêm chiếm khoảng gần 2% và tỷ lệ phản vệ độ 2 trở lên chiếm 0,009%. Đây là mức thấp so với tỷ lệ cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới. Trường hợp xảy ra với sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên là trường hợp sốc phản vệ trên cấp độ 2 đầu tiên ở tỉnh. Tuy nhiên, vì được xử lý kịp thời nên sức khỏe của sinh viên này đã hoàn toàn ổn định.


    TP.HCM yêu cầu giám sát chặt người về từ các tỉnh, thành phố khác.


    Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức vừa ký ban hành văn bản khẩn về việc tăng cường giám sát đối với người dân từ các tỉnh, thành phố khác trở về TP.HCM.

    g2
    Người dân từ các tỉnh, thành phố khác trở về TP. HCM với số lượng lớn mỗi ngày.


    Theo UBND TP, trong những ngày qua, từ công tác giám sát đối với người dân từ các tỉnh, thành phố khác trở về TP.HCM đã ghi nhận nhiều trường hợp nhiễm Covid-19. Để tiếp tục kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và ổn định đời sống xã hội, UBND TP yêu cầu các quận, huyện và TP Thủ Đức giám sát chặt người trở về TP.HCM.


    TP.HCM sẽ cách ly y tế người về từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 và những trường hợp nghi ngờ ở vùng dịch cấp độ 3, đồng thời tiêm ngay cho người chưa tiêm đủ vắc xin phòng Covid-19.


    Đồng thời, UBND TP cũng yêu cầu các địa phương tăng cường truyền thông, vận động người dân khai báo y tế khi trở về TP.HCM để được hướng dẫn theo dõi sức khỏe, xét nghiệm theo quy định.

    WHO phê duyệt sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 của Ấn Độ.


    Hôm 3/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine ngừa COVID-19 Covaxin do công ty Bharat Biotech của Ấn Độ sản xuất.

    g3
    Vaccine Covaxin trở thành vaccine ngừa COVID-19 thứ 7 được WHO phê duyệt sử dụng khẩn cấp. (Ảnh: Reuters)


    Với quyết định trên, Covaxin trở thành vaccine ngừa COVID-19 thứ 7 được WHO phê duyệt sử dụng trong trường hợp khẩn cấp sau vaccine Pfizer, Moderna, AstraZeneca, Johnson & Johnson, Sinopharm và Sinovac.


    Nhóm cố vấn kỹ thuật của WHO khẳng định vaccine Covaxin mang lại lợi ích vượt trội so với những rủi ro có thể xảy ra, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn của WHO về khả năng bảo vệ chống lại COVID-19.


    Vaccine Covaxin được cấp phép sử dụng khẩn cấp ở Ấn Độ vào tháng 1/2021, trước cả khi hoàn thành thử nghiệm giai đoạn cuối. Dữ liệu thử nghiệm cho thấy, vaccine này có hiệu quả ngăn ngừa 78% tỷ lệ chuyển biến nặng do COVID-19.


    Nhóm chuyên gia của WHO khuyến nghị vaccine Covaxin nên sử dụng 2 liều, cách nhau 4 tuần với nhóm đối tượng trên 18 tuổi.

     

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thong-tin-tiem-vaccine-covid-19-cho-tre-em-gay-dot-quy-la-sai-su-that-a518195.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.