+Aa-
    Zalo

    Tiêm kích F/A-18 của Mỹ có cửa cạnh tranh với J-20 và Su-57 hay không?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Phần mềm mới dự kiến được đưa vào các máy bay của Hải quân Mỹ sẽ không thể bị vô hiệu hóa, thậm chí bằng các công cụ tác chiến điện tử của địch.

    Phần mềm mới được nghiên cứu dự kiến được đưa vào các máy bay của Hải quân Mỹ sẽ không thể bị vô hiệu hóa, thậm chí bằng các công cụ tác chiến điện tử của địch. 

    Ảnh: AP Photo, Jon Gambrell

    Công ty Lockheed Martin thông báo rằng sẽ chi 100 triệu đôla để “nghiên cứu chế tạo phần mềm tối tân, nâng cấp thiết bị và cung cấp các nguyên mẫu”.

    Như đã đưa tin cách đây không lâu, công ty Lockheed Martin đã ký hai hợp đồng với công ty Boeing để nâng cấp hệ thống cảm biến IRST21, mà dự kiến sẽ được trang bị cho các máy bay F/A-18E/F “Super Hornet” của Hải quân Mỹ.

    Như tạp chí National Interest đưa tin, hệ thống tìm kiếm và theo dõi bằng hồng ngoại (IRST) mới, hoàn thiện hơn sẽ mang lại cho những máy bay tiêm kích-cường kích của Mỹ khả năng phát hiện và theo dõi các máy bay mới của địch, mà được chế tạo trên nền tảng công nghệ tàng hình, như tiêm kích Chendu J-20 của Trung Quốc và Su-57 của Nga. Hơn nữa, sau khi lắp đặt IRST21, phi đội máy bay tàu sân bay Hải quân Mỹ sẽ tiếp nhận hệ thống cảm biến, mà kẻ địch không thể dùng các công cụ tác chiến điện tử để vô hiệu hóa.

    “Chương trình nâng cấp khối chiến lược của Hải quân Mỹ cho phép chúng tôi hoàn thiện những công nghệ của mình và nhanh chóng trang bị chúng cho các đơn vị quân đội. Chúng tôi vui mừng có được cơ hội ứng dụng các nâng cấp Block II và nâng cao tính hiệu quả của IRST21”, ông Paul Lemmo, phó chủ tịch công ty Lockheed Martin Missiles and Fire Control chia sẻ.

    Theo như các đại diện của công ty Lockheed Martin cho biết, họ sẽ bỏ ra 100 triệu đôla để “nghiên cứu chế tạo phần mềm tối tân, nâng cấp thiết bị và cung cấp các nguyên mẫu”.

    “Công việc này giúp chúng tôi gia tăng được những khả năng đã được kiểm chứng của hệ thống IRST21 về phát hiện và theo dõi các mục tiêu trong điều kiện khi các trạm radar không có hiệu quả. So với các radar, IRST21 cải thiện đáng kể mức độ chi tiết hóa nhiều mục tiêu, giúp cho các phi công xác định chính xác những vật thể của địch ở các khoảng cách xa hơn nhiều. Khả năng “nhìn thấy trước tiên và tấn công trước tiên” giúp cho các phi công có nhiều thời gian để ra quyết định, từ đó nâng cao khả năng sinh tồn”, công ty chia sẻ trong tuyên bố của mình.

    Cần lưu ý rằng hiện nay Boeing đang nghiên cứu hoàn thiện Block III “Super Hornet”, và khả năng đánh chặn các mục tiêu khó phát hiện trên không – đó là một trong những ưu điểm quan trọng của chiếc máy bay mới này, mà giúp cho “Super Hornet” vẫn được giữa lại trong biên chế đến năm 2040.

    “Cảm biến IRST này là đặc điểm then chốt mà “Super Hornet” mang tới cho lực lượng không quân tàu sân bay và không ai có được. Nó sẽ mang đến khả năng chống lại các máy bay khó bị phát hiện”, ông Dan Gillian, lãnh đạo chương trình F/A-18 và EA-18G của công ty Boeing cho biết.

    Như chúng tôi đã giải thích, cảm biến hoàn thiện IRST21 – đó không chỉ là một trong những điểm mới mà Hải quân Mỹ dự định trang bị cho các máy bay “Super Hornet” của mình. Vào tháng 4 vừa qua, Hải quân Mỹ đã ký với General Electric bản hợp đồng trị giá 114,8 triệu đôla để lắp đặt các động cơ mới trên F/A-18 “Super Hornet” và EA-18G “Growler”.

    Những động cơ mới này có thể là các sản phẩm của General Electric với những tính năng cải tiến hơn (EPE). Công tác liên quan tới các động cơ EPE bắt đầu vào năm 2009, và chúng gồm một loạt những nâng cấp so với động cơ tiêu chuẩn F414-GE-400, như tỷ lệ ổn định cao trước hư hỏng do vật thể lạ bên ngoài tác động, tiêu tốn ít nhiêu liệu và tăng lực đẩy lên khoảng 20%.

    Tuy nhiên, so với các dòng sản phẩm trước của công ty Boeing với tên gọi Advanced Super Hornet và được công bố vào năm 2013, chiếc máy bay Block III mới là một đề án khiêm tốn hơn, được nghiên cứu chế tạo để hỗ trợ cho các lực lượng không quân còn lại, bao gồm cả những máy bay tiêm kích tấn công đa mục tiêu F-35C của công ty Lockheed Martin, các máy bay E-2D Advanced Hawkeye của Northrop Grumman và EA-18G “Growler”.

    Tuy nhiên, các kỹ sư chế tạo phiên bản Block III đang trên lộ trình từng bước hoàn thiện “Super Hornet”, bao gồm nâng cấp phần mềm và thiết bị 2 năm 1 lần. Trong gói Block III có những điểm mới cụ thể, như hoàn thiện hệ thống radar định vị mạnh với ăng ten lưới mảng pha chủ động Raytheon AN/APG-79, hệ thống tích hợp phản khác sóng điện tử AN/ALQ-214, cũng như hệ thống quang học-định vị AN/ASG-34 – các cảm ứng IRST21.

    Theo inosmi.ru

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tiem-kich-fa-18-cua-my-co-cua-canh-tranh-voi-j-20-va-su-57-hay-khong-a288228.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan