+Aa-
    Zalo

    Tiến sỹ Havard: Những tác hại không ngờ từ dầu dừa

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nếu bạn là một “tín đồ” của dầu dừa, đã đến lúc cân nhắc lại các tác dụng thần kỳ của loại thực phẩm này.

    Nếu bạn là một “tín đồ” của dầu dừa, đã đến lúc cân nhắc lại các tác dụng thần kỳ của loại thực phẩm này.

    Dầu dừa có thực sự tốt cho sức khỏe như nhiều người tin tưởng? - Ảnh: Getty

    Cyanide là một chất độc. Nọc rắn chuông là một chất độc. Một số sản phẩm gia dụng có thể là chất độc. Nhưng dầu dừa thì sao? Bạn có nghĩ rằng nó có độc?

    Trong bài giảng tại Đại học Freiburg và đã được đăng tải trên tạp chí khoa học Đức, giáo sư Karin Michels, thuộc Viện nghiên cứu dịch tễ học và ung thư khẳng định những tuyên bố về các tác dụng đa năng của dầu dừa là "hoàn toàn vô nghĩa".

    Thậm chí, bà kết luận đó là "chất hại tinh khiết” với hàm lượng chất béo bão hòa và mối đe dọa về vấn đè tim mạch. "Dầu dừa là một trong thực phẩm có hại nhất cho con người", Michels nói.

    Những tuyên bố này lập tức thu hút sự chú ý lớn từ dư luận. Một cuộc khảo sát năm 2016 trên tờ New York Times cho thấy 72% người Mỹ nghĩ rằng dầu dừa có lợi cho sức khỏe so với 37% các chuyên gia dinh dưỡng được thăm dò ý kiến.

    Tiến sĩ Walter C. Willett, giáo sư dịch tễ học và dinh dưỡng tại đại học Harvard cho biết: “Có nhiều quảng cáo về dầu dừa là điều tuyệt vời cho làn da, mái tóc, sức khỏe nhưng chúng tôi thực sự không có bằng chứng về lợi ích sức khỏe lâu dài”.

    "Dầu dừa là một hỗn hợp của các loại chất béo. Nó có thể tốt hơn so với các loại dầu hydro hóa một phần, có nhiều chất béo chuyển đổi nhưng không tốt bằng các loại dầu thực vật chưa bão hòa đã được chứng minh là có lợi cho sức khỏe như dầu ô liu và dầu hạt cải”, tiến sĩ Willett trao đổi với CNN.

    Các tổ chức y tế có xu hướng không khuyến khích sử dụng dầu dừa do lượng chất béo bão hòa quá 80%. Hiệp hội Tim mạch Mỹ cho biết dầu dừa có thể dùng trên da thay vì thực phẩm và khuyến cáo rằng không quá 5% hoặc 6% lượng calo hàng ngày đến từ chất béo bão hòa, khoảng 13 gram mỗi ngày.

    Hiệp hội cũng ủng hộ việc thay thế dầu dừa bằng "chất béo lành mạnh" như chất béo không bão hòa đa và chất béo không bão hòa đơn, chẳng hạn như chất béo trong dầu canola và dầu ô liu, bơ và thịt bò.

    Dầu dừa "có lẽ không hoàn toàn là" xấu "như bơ nhưng không tốt bằng dầu ô liu nguyên chất", Kevin Klatt, một nhà nghiên cứu dinh dưỡng phân tử tại Đại học Cornell đang nghiên cứu tác động trao đổi chất của dầu dừa, từng trao đổi với CNN.

    Dầu dừa được chiết xuất từ phần cơm dừa tương tự như trong bơ và thịt đỏ. Giống như các chất béo bão hòa khác, dầu dừa làm tăng cholesterol LDL có hại, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

    Ngoài ra, loại dầu tự nhiên này cũng không có những tác dụng quá tuyệt vời cho việc xóa mờ sẹo, vết thâm, giúp tóc mọc dài và nhanh như nhiều quảng cáo mỹ phẩm vẫn nêu.

    Với một lượng nhỏ, dầu dừa có thể bổ sung thêm cho chế độ ăn của người ăn kiêng. Tuy nhiên, để sử dụng hàng ngày, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng các loại dầu thực vật như dầu ô liu, dầu hạt cải hoặc dầu đậu tương để bổ sung chất béo khỏe mạnh cho chế độ dinh dưỡng.

    Thu Phương(Theo CNN)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tien-sy-havard-nhung-tac-hai-khong-ngo-tu-dau-dua-a241543.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan