+Aa-
    Zalo

    Tin tức đời sống mới nhất ngày 30/3/2019: Cô dâu số nhọ bị ngã gãy chân ngay trước ngày cưới

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tin tức đời sống mới nhất ngày 30/3/2019. Cập nhật tin đời sống mới nhất trên cả nước ngày 30/3/2018 trên trang Đời sống & Pháp luật.

    Tin tức đời sống mới nhất ngày 30/3/2019. Cập nhật tin đời sống mới nhất trên cả nước ngày 30/3/2018 trên trang Đời sống & Pháp luật.

    Cô dâu bị ngã gãy chân ngay trước ngày cưới

    Mới đây, một bài viết chia sẻ về một cô dâu bị gãy chân và phải dùng nạng di chuyển trong suốt buổi hôn lễ đã thu hút được đông đảo sự chú ý của mọi người. Theo chia sẻ người làm cùng cơ quan cô dâu, cách ngày cưới mấy ngày không may cô dâu bị tai nạn. Tuy tình hình không còn nguy hiểm nhưng trong ngày cưới của mình, cô vẫn phải dùng nạng để di chuyển.

    Ai cũng cho rằng đây là cô dâu "nhọ" nhất Vịnh Bắc Bộ rồi, thay vì được trang điểm xinh đẹp để khoác lên mình bộ váy long lanh cùng sánh bước bên chú rể thì cô nàng này lại phải nhờ tới sự trợ giúp của đôi nạng và đi lại vô cùng khó khăn.

    - Khổ thân cô dâu quá, khổ cả chú rể nữa, đêm nay còn gì là tân hôn với động phòng.

    - Đám cưới để lại kỷ niệm nhất 2 bên gia đình.

    - Nhìn thương mà tội cô dâu quá, nhưng vẫn may mắn là tai qua nạn khỏi rồi.

    - Thế này thì chụp ảnh với check-in đám cưới gì nữa.

    - Cả đám cưới chắc nguyên 1 trạng thái chụp ảnh: ngồi như mừng thọ.

    Tuy vậy, rất nhiều người đã tinh ý phát hiện ra một điều: bị ngã chưa chắc đã là xấu, như thế này thì đỡ được chuyện dọn dẹp rồi không cần phải lo rửa bát ở nhà chồng.

    Cụ bà bị gà mổ mắt gây tổn thương nghiêm trọng

    Sáng 29/3, thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới cho biết, các bác sĩ Khoa Mắt của bệnh viện này vừa tiến hành phẫu thuật bảo tồn nhãn cầu cho một bệnh nhân nhưng tiên lượng khả năng phục hồi thị lực là rất thấp.

    Bệnh nhân này là bà P.T.T (69 tuổi) trú huyện Lệ Thủy. Bà T. trước đó được đưa vào viện trong tình trạng mắt phải bị chảy máu, chẩn đoán vỡ nhãn cầu do chấn thương. Các bác sĩ nhận định, mắt của bệnh nhân bị vỡ phức tạp, nhiều dị vật nằm trong nội nhãn, tổ chức nội nhãn phòi ra ngoài nên đã tiến hành phẫu thuật.

    Theo bệnh nhân T., mắt bà bị thương là do gà mổ. Trước đó, bà T. đang cho gà ăn thì bất ngờ bị một chú gà trống nhảy lên đá vào mặt, khiến bà bị ngã, sau đó, chú gà này tiếp tục nhảy đến mổ liên tiếp vào mắt.

    Bác sĩ Trần Ánh Dương, Trưởng khoa Mắt, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới khuyến cáo, trong trường hợp bệnh nhân bị dị vật rơi vào mắt, hoặc mắt bị tổn thương, tuyệt đối không nên tự ý gắp dị vật ra ngoài.

    Trong sinh hoạt thường ngày, nhiều người khi gặp dị vật thường rửa mắt, tuy nhiên với những người bị dị vật, kèm theo tổn thương phức tạp như trường hợp nói trên thì không nên rửa vì có thể làm trôi cả nội nhãn ra ngoài, rất nguy hiểm.

    Cứu sống bé trai ăn nhầm thuốc diệt chuột

    Cháu bé được gia đình đưa tới Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh cấp cứu ngày 26/3 do ăn nhầm thuốc diệt chuột. Ngay lập tức, các bác sĩ đã tiến hành súc rửa dạ dày cho bé và sử dụng nhiều biện pháp để thải chất độc ra ngoài.

    Bác sĩ của Bệnh viện chăm sóc cho bé trai

    Được cấp cứu và điều trị kịp thời, sau 2 ngày, bé trai đã hồi phục và có thể ra viện.

    Người nhà của bé cho biết, vì trong nhà có nhiều chuột nên gia đình đã mua một hộp thuốc để bẫy chuột. Nhưng, do không cất kỹ, cháu bé đã nhìn thấy viên thuốc màu hồng nhạt nên tưởng là kẹo, đã đưa vào miệng ăn.

    Bác sĩ Yến (Khoa Hồi sức Cấp cứu) cho biết, bé trai đã rất may mắn khi được gia đình phát hiện sớm, lúc bé chưa nuốt nhiều chất độc vào bụng. Vì thuốc diệt chuột thường có mùi thơm, màu bắt mắt, khiến nhiều bé tưởng là kẹo nên cho vào mồm ngậm.

    Vì thế, bác sĩ Yến lưu ý các bậc phụ huynh có con nhỏ phải hết sức thận trọng trong việc cất giữ và sử dụng những hóa chất độc hại trong nhà. Phải để hóa chất độc hại ở xa tầm tay, tầm mắt của trẻ. Nếu trẻ không may ăn nhầm phải hóa chất độc hai, phải nhanh chóng đưa trẻ đến viện cấp cứu kịp thời.

    Bé trai suýt mất mạng vì bù nước điện giải không đúng cách

    Ngày 29/3, bác sĩ Đỗ Tuấn Anh, khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết bé H.K.N. (18 tháng tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) nhập viện trưa 24/3 trong tình trạng mất nước nặng, môi khô, mắt trũng, khóc không nước mắt.

    Trước đó, cháu lên cơn co giật nặng, mắt trợn ngược, toàn thân tím tái và gần như mất ý thức. Bệnh nhi được chẩn đoán nhiễm khuẩn tiêu hoá dẫn đến mất nước cấp, rối loạn điện giải gây co giật. Bé N. nhanh chóng được xử lý truyền dịch, làm các xét nghiệm cơ bản, siêu âm tim, chụp sọ não, chọc dịch não tủy.

    Từ khi nhập viện, cháu bé bị thêm 4 lần co giật khoảng 30 giây đến một phút/lần. Các bác sĩ phải sử dụng thuốc để cắt cơn giật. Sau 4 ngày theo dõi và điều trị đúng phác đồ, cháu dần ổn định và mới được xuất viện.

    Anh Hoàng Cao S. - bố cháu bé - cho hay trước khi vào viện 3 ngày, cháu bị tiêu chảy, ăn uống kém, mệt nhiều. Gia đình đưa bé đến khám tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai và được bác sĩ kê đơn, trong đó có thuốc Oresol. Khi ra hiệu thuốc mua, người bán hàng nói đã hết thuốc Oresol và đưa thực phẩm chức năng dạng Oresol đã pha sẵn.

    Theo bác sĩ Tuấn Anh, Oresol là một loại thuốc, thành tựu khoa học của thế giới, đã cứu sống hàng triệu trẻ em mắc tiêu chảy mất nước. Khi trẻ bị tiêu chảy, tình trạng mất nước xảy ra, nếu không được điều trị kịp thời, sẽ gây rối loạn các chức năng của cơ thể, đe dọa tính mạng.

    Oresol, với thành phần là Na, K,Cl..., khi được pha, uống đúng sẽ bù lại lượng nước và điện giải đã mất, giúp trẻ phục hồi.

    Ví dụ, mỗi gói pha với một lít nước hoặc 200 ml nước theo quy định của nhà sản xuất. Nếu pha quá loãng hoặc quá đặc sẽ làm thay đổi áp lực thẩm thấu của Oresol, khiến ruột không thể hấp thu, mà còn làm trẻ đi ngoài nhiều hơn, dẫn đến các bệnh nguy hiểm khác.

    Ngoài ra, việc sử dụng thực phẩm chức năng thay thế Oresol cũng rất nguy hiểm. Nó tác động ngay tới sức khỏe của trẻ do không được bù đủ nước và điện giải.

    Bác sĩ Tuấn Anh khuyến cáo khi pha oresol, phụ huynh phải đọc kỹ hướng dẫn cách pha, tuyệt đối tuân thủ liều lượng quy định (pha chính xác lượng nước, không ước lượng, áng chừng).

    Dung dịch cần uống hết trong vòng 24 giờ. Sau thời gian đó, bạn nên bỏ đi và pha gói mới, không bảo quan trong tủ lạnh để cho trẻ uống dần, không chia nhỏ gói thuốc để sử dụng. Bên cạnh đó, cha mẹ không đun sôi dung dịch đã pha, hay cho thêm đường, sữa, nước trái cây, nước ngọt.

    Phụ huynh lưu ý không dùng thực phẩm chức năng dạng Oresol thay thế cho thuốc Oresol. Đặc biệt, khi thấy con có biểu hiện bất thường như uống không đủ liều Oresol, mệt mỏi, ngủ li bì khó đánh thức, môi khô, mắt trũng, khóc không nước mắt, phải cho trẻ vào viện ngay. Đó là những dấu hiệu của việc mất nước nặng mà nếu không được xử lý kịp thời thì sẽ rất nguy hiểm cho trẻ.

    Thu Hằng(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tin-tuc-doi-song-moi-nhat-ngay-3032019-co-dau-so-nho-bi-nga-gay-chan-ngay-truoc-ngay-cuoi-a268844.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan