+Aa-
    Zalo

    Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 13/11: Nga san phẳng khu phức hợp của lực lượng HTS

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 13/11: Nga san phẳng khu phức hợp của lực lượng HTS; Khói ngụy trang bốc lên từ căn cứ hải quân Nga ở Syria;...

    Nga san phẳng khu phức hợp của lực lượng HTS

    Ngày 10/11, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga mở một đợt không kích mới vào khu vực Idlib, tây bắc Syria.

    Mục tiêu của cuộc không kích là một khu phức hợp ở làng Brouma, ngoại ô phía bắc thành phố Idlib. Cuộc tấn công dữ dội của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã san phẳng khu phức hợp này.

    tinh-hinh-chien-su-syria-moi-nhat-ngay-13-11-2021-01.mp4

    Video: Nga không kích khủng bố HTS ở Idlib. Nguồn: SF

    Hay’at Tahrir al-Sham (HTS) là nhóm có liên hệ với mạng lưới khủng bố Al-Qaeda. Nhóm này là kẻ thống trị trên thực địa ở Idlib với nhiều trụ sở, vị trí bí mật và kho đạn dược.

    Các nguồn tin đối lập cho rằng, 5 người đã thiệt mạng và 10 người khác bị thương sau cuộc không kích của Nga. Tuy nhiên, những hình ảnh được ghi lại bằng máy bay không người lái của Nga cho thấy, những tuyên bố này không chính xác.

    Tuần trước, Trung tâm Hòa giải của Nga ở Syria đã cảnh báo rằng nhóm Mũ bảo hiểm trắng có thể sớm sẽ đưa ra một hành động khiêu khích bằng những cảnh quay giả về thương vong của thường dân ở Idlib.

    Trong nhiều tháng qua, tình hình ở Idlib trở nên đặc biệt căng thẳng. Một lệnh ngừng bắn do Nga và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian được ký kết hồi năm ngoái nhưng đang bị Hay’at Tahrir al-Sham cùng các đồng minh vi phạm hàng ngày.

    Khói ngụy trang bốc lên từ căn cứ hải quân Nga ở Syria

    tinh hinh chien su syria moi nhat ngay 13 11 2021 02
    Ngụy trang bằng khói từng được sử dụng để bảo vệ các hoạt động quân sự. Ảnh minh họa

    Hình ảnh vệ tinh của cảng Tartus (Syria) cho thấy, dường như có một màn khói lớn bao phủ khu vực này nhằm che giấu những gì đang diễn ra tại căn cứ hải quân chiến lược của Nga.

    Các lực lượng của Nga được cho là từng tiến hành các hoạt động tương tự tại căn cứ này ít nhất 1 lần trước đây.

    Hình ảnh được công bố cho thấy khói bốc lên từ các vị trí dọc đê chắn sóng xung quanh cảng, từ các vị trí trong đất liền và từ 2 con tàu đang di chuyển trên biển.

    Ngụy trang bằng khói từng được sử dụng để bảo vệ các hoạt động quân sự trong hàng thập kỷ và mặc dù việc sử dụng phương pháp này ở cảng Tartus không nhất thiết đem lại hiệu quả cao nhưng nó vẫn hữu ích trong việc ngăn chặn một số thiết bị cảm biến hoặc sự chú ý về những điều đang diễn ra ở đây.

    Tùy thuộc vào loại khói được sử dụng mà nó có thể mang lại hiệu quả trong việc che giấu các khu vực trên cảng khỏi các camera và một số thiết bị hồng ngoại, trong đó có đầu dò ảnh tầm nhiệt được sử dụng trên các loại đạn dẫn đường chính xác cũng như một số tên lửa được sử dụng để tấn công các mục tiêu ven biển.

    Tuy nhiên, nó không giúp che giấu các hoạt động trên cảng khỏi các loại radar hình ảnh và các camera đa quang phổ, được gắn trên những hệ thống như RQ-4 Global Hawk không người lái, vốn được thiết kế để thâm nhập qua khói, sương mù, bụi và các vật cản khác.

    Khói có thể được sử dụng để làm nhiễu thiết bị cảm ứng của tên lửa và hạn chế khả năng trinh sát của các thiết bị. Đây là một biện pháp không cần sử dụng công nghệ cao nhưng lại đối phó hiệu quả với những mối đe dọa công nghệ cao.

    Dù là điều gì đang xảy ra ở Tartus thì những gì diễn ra mới đây càng củng cố thực tế rằng, căn cứ này vẫn là cơ sở thiết yếu cho sự hiện diện của quân đội Nga ở Syria.

    Kể từ khi bắt đầu chiến dịch ở Syria năm 2015, cảng biển này của Syria đã tiếp đón nhiều chuyến tàu chở hàng từ Nga. Trong khi đó, các vệ tinh cùng các trinh sát cơ có người lái và không người lái của nước ngoài luôn theo dõi chặt chẽ cảng biển Tartus từ trên cao.

    Nhìn chung, Tartus là một căn cứ chiến lược quan trọng của Nga, là cảng biển nước ấm duy nhất của Nga tại Địa Trung Hải và là căn cứ hải quân duy nhất được đặt ở ngoài biên giới nước này. Năm 2017, Tổng thống Putin đã ký hợp đồng thuê cảng biển này trong 49 năm với Tổng thống Syria Bashar Al Assad.

    Hiện chưa rõ điện Kremlin chi bao nhiêu ngân sách mỗi năm để vận hành và duy trì căn cứ này nhưng một báo cáo năm 2020 cho biết, chi phí hàng năm là khoảng 41,5 triệu USD.

    Hoa Vũ (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tinh-hinh-chien-su-syria-moi-nhat-ngay-13-11-2021-nga-san-phang-khu-phuc-hop-cua-luc-luong-hts-a519094.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan