+Aa-
    Zalo

    Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 19/2: Iran sai lầm khi "hất cẳng" Nga khỏi căn cứ T4

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 19/2: Iran sai lầm khi "hất cẳng" Nga khỏi căn cứ T4; Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường hiện diện ở Syria;...

    Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 19/2: Iran sai lầm khi "hất cẳng" Nga khỏi căn cứ T4; Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường hiện diện ở Syria;...

    Iran sai lầm khi "hất cẳng" Nga khỏi căn cứ T4

    Iran hoàn toàn kiểm soát căn cứ không quân T4. Ảnh minh họa

    Theo hãng tin Zaytun của Syria, quân đội Nga đã buộc phải rời khỏi căn cứ không quân T4 nằm ở tỉnh Homs. Hiện các binh sĩ Nga đang tiến hành dỡ bỏ trang thiết bị, hàng tồn kho, vũ khí, đạn dược từ sân bay quân sự nói trên.

    Vấn đề cần phải lưu ý là cách đây 2 ngày, theo ghi nhận có tới 8 xe tải quân sự của Nga đã được phát hiện ở lối ra khỏi căn cứ không quân này.

    iều đó dẫn đến suy đoán từ các nhà phân tích tình hình khu vực rằng lý do của việc làm trên là bởi áp lực từ chính quyền Damascus và Iran, trên thực tế, Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã hoàn toàn kiểm soát căn cứ không quân T4.

    Dựa trên dữ liệu sơ bộ, quân đội Nga di chuyển đến sân bay quân sự ở ngoại ô thành phố Kamyshly, nơi các trực thăng của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga - trước đây đóng tại căn cứ không quân T4 cũng đã từng hạ cánh.

    Hiện tại vẫn chưa có bình luận chính thức nào về thông tin trên từ đại diện quân đội Nga, chính quyền Damascus cũng như phía Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran.

    Mặc dù vậy, các chuyên gia phân tích chú ý đến thực tế là sự hiện diện của nhóm quân nhân Nga tại căn cứ không quân T4 có liên quan đến một số rủi ro.

    Cụ thể, có liên quan đến các cuộc không kích của Israel. Sân bay T4 trước kia với sự hiện diện của quân đội Nga thì ít nhiều cũng giảm thiểu các cuộc đánh phá của máy bay chiến đấu Israel.

    Nhiều người cho rằng khi binh sĩ Nga đã rời khỏi sân bay quân sự này, đây chính là điều kiện cho phép Israel gia tăng cường độ các cuộc tấn công nhằm vào lực lượng vũ trang Iran trên đất Syria.

    Trong thời gian trước mắt, việc phòng thủ căn cứ không quân T4 chắc chắn sẽ phải hoàn toàn dựa vào những tổ hợp tên lửa phòng không do Iran sản xuất như Khordad-3, Khordad-15 hay Bavar-373.

    Lý do là bởi chắc chắn Nga sẽ rút hoàn toàn những trạm radar cảnh báo sớm khỏi đây và không chia sẻ dữ liệu cho phía Tehran, đây có thể bị xem là bước đi khá vội vàng của IRGC.

    Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng việc quân đội Nga rời khỏi căn cứ không quân T4 chưa chắc đã do mâu thuẫn với Iran, mà thực tế Moskva đã chủ động rút lui theo thỏa thuận với Israel.

    Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường hiện diện ở Syria

    Lực lượng quân sự Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria. Ảnh: Rudaw

    Phát biểu tại cuộc họp trong khuôn khổ Astana tại thành phố Sochi của Nga vào ngày 17/2, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Syria Ayman Sousan cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ cố tình tăng cường sự hiện diện quân sự ở Syria.

    “Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đang giấu giếm và tăng cường sự hiện diện quân sự trên lãnh thổ Syria. Hành động của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria mang tính thù địch và gây ảnh hưởng tới an ninh khu vực”, ông Sousan nói.

    Cũng theo ông Sousan, sự hiện diện trái phép của quân đội Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ “là những yếu tố chính khiến đẩy lùi quá trình tái thiết sự ổn định trên lãnh thổ Syria”.

    Trong thời gian qua, chính quyền Damascus đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích về sự hiện diện của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, cùng chiến dịch chống lại các nhóm vũ trang người Kurd ở khu vực biên giới phía bắc Syria. Theo Syria, hoạt động của Thổ Nhĩ Kỳ là bất hợp pháp và Ankara cần rút quân ngay lập tức.

    Trong khi đó, các nước bảo trợ cho Tiến trình Hòa bình Astana gồm Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đang cố gắng đưa những bên tham chiến ở Syria ngồi vào bàn thảo luận để đi tới một giải pháp hòa bình giải quyết cuộc xung đột ở Syria.

    Vào ngày 18/2, hội nghị Tiến trình Hòa bình Astana đã kết thúc sau 2 ngày tại thành phố Sochi bằng tuyên bố bày tỏ quan ngại việc gia tăng hoạt động của các nhóm phiến quân tại tỉnh Idlib trong thời gian gần đây.

    Dự kiến kỳ họp tiếp theo của Tiến trình Hòa bình Astana sẽ được tổ chức vào giữa năm 2021 tại thủ đô Nur-Sultan của Kazakhstan.

    Kỳ họp đầu tiên của 3 nước gồm Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran là ở thủ đô Astana (nay là Nur Sultan) của Kazakhstan vào tháng 1/2017.

    Trước đó, hôm 16/2, đặc phái viên Nga phụ trách vấn đề Syria là ông Alexander Lavrentyev cho biết, Mỹ đã từ chối tham dự Tiến trình Hòa bình Astana. Theo ông Lavrentyev, quyết định của Mỹ cho thấy quốc gia này vẫn đang do dự trong chính sách Syria.

    “Chúng tôi đã gửi lời mời cho phía Mỹ để tham dự hội nghị Astana-15, nhưng rất tiếc là họ đã từ chối. Hiện tại, Mỹ đang bận rộn với các vấn đề trong nước và chưa thể đưa ra quyết định gì liên quan tới Syria. Chúng tôi sẽ chờ xem”, ông Lavrentyev chia sẻ.

    Hoa Vũ (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tinh-hinh-chien-su-syria-moi-nhat-ngay-192-iran-sai-lam-khi-hat-cang-nga-khoi-can-cu-t4-a356482.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan